Những quy tắc an toàn phòng thí nghiệm chắc chắn bạn phải biết

Thảo luận trong 'Tin Tổng Hợp, Rao Vặt Toàn Quốc' bắt đầu bởi Anna Ha, 9/8/24.

  1. Anna Ha

    Anna Ha Member

    An toàn phòng thí nghiệm là gì? Và có những nguyên tắc an toàn nào cần tuân thủ khi thực hiện thí nghiệm trong phòng thí nghiệm. Hãy cùng TT Furniture tìm hiểu thông qua bài viết dưới đây nhé.

    1. An toàn phòng thí nghiệm là gì?
    An toàn phòng thí nghiệm là một tập hợp các quy tắc và biện pháp nhằm đảm bảo sức khỏe, an toàn cho con người và môi trường trong quá trình thực hiện thí nghiệm. Việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng để ngăn ngừa tai nạn, sự cố và bảo vệ bản thân, đồng nghiệp, cộng đồng và môi trường khỏi các tác hại tiềm ẩn của hóa chất, dụng cụ và quy trình thí nghiệm.

    [​IMG]

    Tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng

    Bất kể một phòng thí nghiệm trong các lĩnh vực nào như lý, hoá, sinh hay nghiên cứu về y học,... đều phải được đảm bảo tuân thủ nghiêm ngặt các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm lên hàng đầu.

    2. Các quy tắc an toàn trong phòng thí nghiệm
    Mỗi loại hóa chất sở hữu mức độ độc hại và khả năng cháy nổ khác nhau, đòi hỏi những quy tắc an toàn phòng thí nghiệm riêng biệt. Do đó, trước khi bắt đầu thí nghiệm, việc nắm rõ các quy tắc an toàn chung và quy tắc đặc thù cho từng loại hóa chất là vô cùng quan trọng

    Đối với phòng thí nghiệm sử dụng các chất dễ cháy nổ
    Các quy tắc an toàn phòng thí nghiệm sử dụng chất dễ cháy nổ và dễ bắt lửa tương tự với phòng thí nghiệm sử dụng chất dễ bắt lửa, nhưng có một số điểm khác biệt quan trọng cần lưu ý:

    • Trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hỏa hoặc đồ chữa cháy nổ phòng trường hợp xấu xảy ra.
    • Cần phải mang đồ bảo hộ đầy đủ như kính bảo vệ hoặc quần áo bảo hộ. Đặc biệt là khi đang sử dụng các chất dễ gây cháy nổ như dung dịch kiềm, kim loại kiềm, chất H2 hay axit đặc,…
    • Khi đang đun nóng các dung dịch axit đặc hoặc kiềm đặt, bắt buộc phải hướng miệng ống về phía nơi không người và phải dùng kẹp để giữ ống.
    [​IMG]
    Trang bị đầy đủ dụng cụ cứu hỏa hoặc đồ chữa cháy nổ

    Đối với phòng thí nghiệm sử dụng các hóa chất độc hại

    Trong phòng thí nghiệm có rất nhiều hóa chất độc hại có thể gây nguy hiểm đến cơ thể con người. Các hóa chất này có thể ở dạng lỏng, khí hoặc rắn. Một số có thể vô hại ban đầu nhưng nếu vô tình có chất xúc tác sẽ trở nên độc hại ngay lập tức. Vì vậy, bạn cần phải nắm rõ các lưu ý sau khi làm việc trong phòng thí nghiệm sử dụng hóa chất độc hại:

    • Tuân thủ các quy định bảo quản hóa chất độc hại.
    • Không được trực tiếp nếm hoặc nuốt các hóa chất độc hại
    • Không trực tiếp ngửi hóa chất mà phải dùng tay phẩy nhẹ hơi về mũi.
    • Sử dụng xà phòng để rửa tay và các dụng cụ sau mỗi lần hoàn thành thí nghiệm.
    • Sử dụng các lọ dày và có nút kín để đựng thủy ngân, và một mẹo để bảo quản thủy ngân là cho một lớp nước mỏng ở trên vì thủy ngân không tan trong nước.
    • Đối với các chất khí như khí brom, khí clo và khí nitơ peoxit, nên mang mặt nạ phòng độc đầy đủ và nên tránh tiếp xúc trực tiếp với các khí này.

    [​IMG]

    Sử dụng xà phòng để rửa tay và các dụng cụ sau mỗi lần hoàn thành thí nghiệm

    Đối với phòng thí nghiệm sử dụng các chất dễ ăn mòn

    Ngoài các hóa chất độc hại, các chất gây ăn mòn cũng có thể gây nguy hiểm cực cao vì những chất này có thể hủy hoại cơ thể sống của con người hay thậm chí là ăn mòn cả các vật chất xung quanh. Vì vậy, khi làm việc trong phòng hóa chất này, bạn cần phải nắm rõ các quy tắc sau đây:

    • Bắt buộc tuân thủ các quy tắc về đun nóng hóa chất trong ống nghiệm
    • Làm đúng quy trình pha axit sunfuric vào nước nếu muốn làm loãng axit, nghiêm cấm các hành vi làm ngược lại.
    • Nên đựng axit trong các bình nhỏ dễ cầm nắm điều khiển và nên rót cẩn thận không làm rớt hóa chất vào đồ vật xung quanh.
    • Mang đầy đủ đồ bảo hộ để hạn chế việc các chất này dây trực tiếp vào tay, mắt, cơ thể hoặc quần áo. Các vật phẩm bảo hộ sẽ bao gồm quần áo bảo hộ, mũ bảo hộ, găng tay và kính bảo hộ.
    [​IMG]
    Cần trang bị những trang thiết bị bảo hộ

    Đối với phòng thí nghiệm sử dụng các chất dễ bắt lửa

    Trong phòng lab, việc các hóa chất bắt lửa và gây ra hỏa hoạn rất dễ xảy ra nếu bạn thực hiện thí nghiệm không đúng cách. Vì vậy, để đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm cho bản thân và mọi người, bạn nên làm theo các quy tắc sau đối với các chất dễ bắt lửa dưới đây:

    • Khi thực hiện quá trình đun nóng và chưng cất, nên để bếp đun cách xa nguồn điện hoặc các hóa chất khác.
    • Để đun nóng hoặc chưng cất hóa chất, bắt buộc phải sử dụng các bếp đun cách thủy hoặc cách không khí với dụng cụ chuyên dụng.
    • Đối với các dung môi dễ cháy, khi kết tinh chất rắn từ các chất lỏng này thì nên dùng các dụng cụ riêng, đặc biệt phải có có nắp sinh hàn hồi lưu.
    3. Cách xử lý khi gặp tai nạn và rủi ro khi thao tác trong phòng thí nghiệm?
    Mặc dù một số hóa chất thí nghiệm có thể tương đối an toàn, nhưng đa số tiềm ẩn nguy cơ gây hại, thậm chí ung thư. Do đó, việc đảm bảo an toàn phòng thí nghiệm khi thao tác trong phòng thí nghiệm là vô cùng quan trọng.

    Khi dính hóa chất cần:

    • Rửa tay ngay lập tức với nhiều nước sạch trong ít nhất 15 phút.
    • Liên hệ ngay với người có thẩm quyền để được hướng dẫn sơ cứu kịp thời.
    Lưu ý nếu hóa chất gây bỏng hoặc ăn mòn cần:
    • Rửa sạch da bằng nước nhiều nhất có thể.
    • Liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương.
    • Cẩn thận khi thao tác với hóa chất có tính axit cao.
    [​IMG]
    Cần liên hệ cơ sở y tế gần nhất để được xử lý vết thương khi gặp tai nạn và rủi ro khi thao tác

    Hi vọng bài viết sẽ mang lại những thông tin bổ ích dành cho các bạn. Hãy luôn ghi nhớ và tuân thủ các biện pháp an toàn phòng thí nghiệm để bảo vệ bản thân khỏi nguy cơ tiềm ẩn của hóa chất trong phòng thí nghiệm nhé.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người