Những dấu hiệu phát hiện trẻ bị viêm tai giữa và cách khắc phục

Thảo luận trong 'Dược Phẩm' bắt đầu bởi truongda210, 20/12/17.

  1. truongda210

    truongda210 New Member

    Bệnh viêm tai giữa là cân bệnh rất khó chịu mà ba mẹ cần phải tìm nguyên nhân rõ ràng để chữa trị cho trẻ. Việc bé bị viêm tai giữa nếu không có biện pháp chữa trị kịp thời rất dễ gây ra việc bé bị sưng mủ ở tai. Hãy cùng Ích Nhi tìm hiểu dấu hiệu bênh viêm tai giữa ở trẻ giúp trẻ sớm khỏi bệnh

    1. Nguyên nhân trẻ bị viêm tai giữa là gì?

    Nguyên nhân gây ra tình trạng bệnh lý viêm tai giữa ở trẻ là do xuất hiện sau các bệnh như: cúm, sởi hoặc sau các bệnh như viêm mũi, viêm xoang, viêm V.A, viêm amidan, u vòm mũi họng; có thể do căn nguyên vi khuẩn: thường do S. pneumoniae, H. influenzae, M. catarrhalis, S. aureus; hoặc sau chấn thương: gây rách, thủng màng nhĩ như ngoáy tai bằng vật cứng, chấn thương do tiếng nổ, sức ép… Việc phát hiện sớm dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa, điều trị kịp thời, đúng đắn, đóng vai trò quyết định trong tiên lượng bệnh, phòng ngừa biến chứng và các hậu quả lâu dài đối với trẻ.

    Dưới đây là những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên biết:

    Giai đoan khởi phát: chưa có mủ trong hòm nhĩ
    • – Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa bạn có thể nhận ra đó là trẻ trước đó mấy ngày đang bị viêm mũi họng: chảy mũi và ngạt mũi và đột nhiên bị sốt cao 39- 400C
    • – Đau tai, lúc đầu ngứa, tức ở tai, sau đau tai dữ dội, nghe kém cũng là một trong những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa trong giai đoạn khởi phát.
    • – Màng nhĩ bị xung huyết đỏ ở góc sau trên hoặc ở dọc cán xương búa hoặc ở vùng màng chùng (Shrapnell).
    Giai đoạn toàn phát

    Thời kỳ ứ mủ (màng nhĩ chưa vỡ)
    • – Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa trong giai đoạn này thường là sốt cao 39C- 400C kéo dài, thể trạng mệt mỏi, khó ngủ, sút cân… có thể xuất hiện tình trạng co giật, mệt lả.
    • – Rối loạn tiêu hoá là dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa thường gặp như: ỉa chảy, sống phân hoặc nôn trớ, đầy bụng, trẻ nhỏ dễ bị đi ngoài sống phân và đi nhiều lần, thuốc chống rối loạn tiêu hoá ít có kết quả chỉ khỏi khi giải quyết dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa.
    • – Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa rất dễ phát hiện đó là đau tai dữ dội ngày càng tăng, đau sâu trong tai, đau theo nhịp đập, đau lan ra vùng thái dương và sau tai làm cho trẻ quấy khóc, bỏ ăn, bỏ bú, trẻ nhỏ vật vã, co giật quấy khóc, tay ngoáy vào tai đau, hoặc lắc đầu.
    • – Khi khám màng nhĩ: toàn bộ màng nhĩ nề đỏ, không nhìn thấy cán xương búa, mấu ngắn xương búa và nón sáng.
    Thời kỳ vỡ mủ (màng nhĩ bị vỡ):
    • – Dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa này thường xuất hiện vào ngày thứ 4.
    • – Trẻ dần hết đau tai, nhiệt độ toàn thân giảm, bắt đầu chịu chơi, hết quấy khóc.
    • – Để ý tai trẻ có đầy mủ, lau sạch thấy lỗ thủng màng nhĩ, lỗ thủng sẽ khác nhau tuỳ theo màng nhĩ có được chích rạch hay không?
    2. Một số cách chăm sóc trẻ bị viêm tai giữa

    Khi phát hiện thấy dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa, bố mẹ cần có cách chăm sóc trẻ cẩn thận để đảm bảo sức khỏe cho trẻ như sau:
    • – Chống ngạt tắc mũi: tái lập lại sự thông thoáng của mũi và các lỗ thông mũi xoang để đảm bảo dẫn lưu cho các xoang viêm, giảm sự chênh lệch về áp lực giữa trong xoang và hốc mũi.
    • – Rỏ mũi: bằng các thuốc co mạch làm cho mũi thông thoáng. Trước khi rỏ mũi cần xì mũi để tống các chất xuất tiết ứ đọng trong mũi (Ephedrin, Napthasolin, dầu Gômênon) ngày rỏ từ 5-10 lần.
    • – Xông thuốc: bằng cách hit hơi nước nóng có mang thuốc, hơi nóng có tác dụng giảm xung huyết niêm mạc mũi, tạo điều kiện cho thuốc có thể thấm vào các khe kẽ của mũi và có thể thấm vào xoang qua các lỗ thông mũi xoang. Các thuốc dùng để xông là dầu khuynh diệp, dầu Gômênon, dầu gió thời gian xông từ 5-10 phút.
    • – Khi thời tiết chuyển mùa, trời khô lạnh, các bậc cha mẹ nên giữ ấm tai mũi họng cho trẻ. Vệ sinh hằng ngày bằng dung dịch nước muối sinh lý 0.9%, lưu ý cần làm ấm dung dịch trước khi nhỏ vào mũi và cho trẻ súc miệng.
    • – Hạn chế tối đa việc trẻ tiếp xúc với môi trường ô nhiễm, khói thuốc. Phòng ở, khu vực chơi của trẻ cũng cần dọn dẹp sạch sẽ, thoáng mát, hạn chế sự lây lan của vi khuẩn. Trẻ và cha mẹ nên rửa tay thường xuyên bằng xà phòng diệt khuẩn. Dùng khẩu tranh sạch khi đi ra ngoài đường.
    Việc chăm sóc trẻ nhỏ luôn là những thử thách lớn đối với các ông bố bà mẹ. Những dấu hiệu trẻ bị viêm tai giữa bố mẹ nên biết sẽ giúp quá trình chăm sóc trẻ trở nên dễ dàng hơn, giúp trẻ khỏe mạnh hơn và bố mẹ yên tâm hơn!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người