1. Mỡ thiết yếu Chất béo thiết yếu giúp điều hòa thân nhiệt, hấp thụ vitamin, duy trì cấu trúc tế bào và điều hóa hormone trong đó có hormone sinh dục. Khi chất béo thiết yếu mất đi sẽ gây tổn hại cho sức khỏe một cách nghiêm trọng. Do đó, bạn không nên cắt giảm chất béo thiết yếu trong cơ thể. 2. Mỡ trắng Mỡ trắng còn được gọi là chất tạo mỡ trắng vì những tế bào mỡ này có màu trắng do mật độ của ty thể và mạch máu thấp. Các tế bào mỡ trắng này tăng cường lượng leptin, hormone mang lại cảm giác no. Tuy nhiên, nếu có thể nhiều leptin, lượng mỡ trắng quá nhiều có thể khiến bạn ít nhạy cảm với ảnh hưởng của hormone này. Điều này gây ra cảm giác đói và tế bào mỡ trắng tăng lên. 3. Mỡ màu nâu Mỡ nâu đốt cháy và không tích trữ năng lượng. Nó có khả năng đốt cháy năng lượng và có màu nâu là do chứa các ty thể. Nếu tăng cường hoạt động của mỡ màu nâu tồn tại trong cơ thể, bạn có thể đẩy nhanh khả năng đốt cháy chất calo từ mỡ trắng. 4. Mỡ màu be Mỡ màu be là sự trộn giữa mỡ màu trắng và mỡ màu nâu. Hormone tiết ra cả khi bạn bị lạnh và bị stress sẽ kích hoạt quá trình chuyển hóa mỡ trắng thành mỡ màu be. Trong khi tập luyện, cơ bắp tiết ra protein chuyên biệt để biến chất béo trắng thành chất béo màu be. 5. Mỡ dưới da Đây là lớp mỡ được tìm thấy dưới da. Khoảng 90% mỡ trong cơ thể ở dạng tích tụ dưới da. Để làm giảm lượng mỡ dưới da, bạn cần cắt giảm tinh bột tinh chế và calo rỗng, tập thể dục cường độ cao thường xuyên. 6. Mỡ bao quanh nội tạng Đây là chất béo tích tụ trong khoang ruột bao quanh nhiều cơ quan nội tạng như gan, tuyến tụy, tim mạch, đường ruột… Mỡ bao quanh nội tạng được cho là làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2, ung thư vú, ung thư ruột kết, đột quỵ… Để ngăn ngừa béo bụng gây tích mỡ ở các cơ quan nội tạng, bạn nên tập thể dục nhiều, ngủ đều đặn.