Nhìn từ Amazon vs Walmart đến doanh nghiệp Việt Nam

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Ẩn Danh, 4/9/17.

  1. Ẩn Danh

    Ẩn Danh Member

    Hiện tại Amazon đã vượt qua Walmart trở thành nhà bán lẻ lớn nhất Mỹ và cũng đang đe doạ sự sinh tồn của Walmart cũng như thị trường bán lẻ truyền thống.
    Không phải tự dưng khách hàng chuyển hết sang Amazon mà ít đến Walmart( đại diện cho ngành bán lẻ truyền thống), có các yếu tố ảnh hưởng như sau:
    – Sự tiện lợi: thực sự hiện nay với một smartphone trong tay bạn có thể mua cho mình tất cả những gì bạn cần mà không cần phải di chuyển nhiều. Nên chính sự tiện lợi đã thúc đẩy Thương mại điện tử phát triển thần tốc trong 5 năm trở lại đây.
    – Nhanh chóng: với mạng lưới kho hàng và giao hàng cực nhiều kết hợp với công nghệ nên việc xử lý một đơn đặt hàng từ lúc nhận đơn tới lúc giao tận tay khách hàng đã rút ngắn đáng kể.
    – Tiết kiệm: nhờ vào việc đầu tư hệ thống công nghệ nên Amazon đã rút gọn quy trình xử lý, bán hàng, chăm sóc khách hàng, … và chính những điều này giúp Amazon cắt giảm khá nhiều chi phí phải gánh trên một đơn hàng như những doanh nghiệp bán lẻ truyền thống -> chính điều này dẫn đến giá sản phẩm bán ra.
    – Hiểu khách hàng: Amazon am hiểu về nhu cầu thực sự của khách hàng của họ nhờ vào hệ thống Bigdata, họ đã phân tích đến từng dữ liệu nhỏ nhất đến lớn nhất. Từ đó họ xây dựng được chiến lược tiếp cận, tập hợp sản phẩm tiếp cận cho nhóm khách hàng cụ thể – phù hợp nhất với nhu cầu của nhóm khách hàng đó.
    Vậy tình hình thị doanh nghiệp vừa và nhỏ Việt Nam hiện tại đang ở đâu?
    Không thể phủ nhận là thời gian gần đây có một số doanh nghiệp lớn cũng đầu tư lớn vào mảng này để chiếm lĩnh thị trường. Ở đây, chúng ta loại trừ họ ra khỏi bài phân tích này; chúng ta tập trung vào những doanh nghiệp vừa và nhỏ.

    Doanh nghiệp Việt hiện tại đang tồn tại những điểm yếu sau:
    – Thiếu quy trình xử lý và quản lý: có khá nhiều doanh nghiệp hoạt động theo kiểu thấy gì làm đó, thiếu đây đắp đó mà không xây dựng cho mình một chuỗi quy trình, kế hoạch chuẩn. Nên khi lượng công việc ít thì xử lý khá tốt nhưng đến một bước phát triển thì bộ máy quản lý sẽ phình to ra và công việc vẫn rối tung rối mù.
    – Thiếu đầu tư vào công nghệ: dạo quanh một vòng các doanh nghiệp thì việc ứng dụng công nghệ thông tin vào hoạt động gần như chỉ nằm ở các khối doanh nghiệp làm về Công nghệ thông tin, Ngân hàng, tài chính. Còn lại thì vẫn cứ theo công nghệ của chục năm về trước nào Excel, nào Outlook. Chính từ việc thiếu các công cụ và nền tảng để xử lý trong doanh nghiệp, nên doanh nghiệp luôn gánh những bộ máy quản lý cồng kềnh, làm việc thiếu chuyên nghiệp và năng suất lao động thấp.
    – Thiếu sự quan tâm đúng mức về dữ liệu: hầu hết các doanh nghiệp Việt Nam hiện tại chỉ chú trọng đến 2 số liệu chính đó là khách hàng(danh sách+ số lượng) và tiền (thu+ chi). Mà thiếu sự quan tâm đúng mức đến các dữ liệu khác liên quan đến thị trường, khách hàng, nội bộ. Chính từ việc này sẽ dẫn đến thiếu sự tập trung về dữ liệu làm khó khăn trong số liệu phân tích và định hướng lâu dài.
    Vậy trong chính doanh nghiệp của bạn, đã và đang tồn tại những điểm gì?
    Chính từ những điểm còn tồn tại và những điều giúp Amazon từ một trang bán sách trực tuyến đến một đế chế Thương mại điện tử bạn có dần thấy sự cần thiết để thay đổi trong chính doanh nghiệp của mình hay không?
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người