Nhân văn và Lovemarks

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Dối Trá, 11/9/17.

  1. Dối Trá

    Dối Trá Member

    Nhân văn - đó là giá trị chúng tôi theo đuổi từ lâu.

    CEO của một tập đoàn doanh nghiệp tư nhân hàng đầu ở Việt Nam nói như vậy trong buổi workshop chiến lược. Những gì chị chia sẻ sau đó khiến tôi tin rằng, một từ nói ra, không đơn giản là vấn đề ngôn ngữ để truyền thông. Đằng sau câu nói của chị là cả một triết lý kinh doanh, là giá trị xuyên suốt của văn hoá doanh nghiệp.

    Ngành bất động sản doanh nghiệp chị đang làm có đặc điểm nhân sự đào thải rất cao. Nhưng ở doanh nghiệp của chị không như vậy. Các cán bộ cấp trung và cao đều gắn bó với công ty ít là 5 năm, nhiều là 7,10 thậm chí 15 năm. Chị giám đốc kinh doanh là nhân sự cao cấp giỏi và được các head-hunter săn đón. Nhưng chị bảo với tôi rằng chị rất hạnh phúc khi ở lại dù việc khá vất vả (làm thêm ngoài giờ suốt, workload nặng). Chị bảo rằng tìm chỗ lương cao hơn đối với chị không khó. Nhưng tìm chỗ để cảm thấy thoải mái, được tôn trọng và thấy được tin yêu hàng ngày rất khó. Chị bảo đó gọi là văn hoá nhân văn của lãnh đạo.

    Các thương hiệu thành công bền vững có nhiều cách khác nhau để quản trị. Nhưng họ có một mẫu số chung từ phía các nhà lãnh đạo đứng đầu: coi trọng giá trị con người.

    Nhân văn là văn hoá doanh nghiệp. Đã gọi văn hoá không bao giờ xây nên chỉ bằng dăm ba lời hứa suông. Văn hoá không đến từ từ những lời quảng cáo ồn ào sáo rỗng. Văn hoá đến cái tâm thực sự của người đứng đầu. Nhân văn của lãng đạo làm nên văn hoá nhân văn.

    Doanh nghiệp của chị trước đây mua lại một ngân hàng với nhân sự hơn 1000 người. Không ai trong số này bị nghỉ việc. Nhân sự cao cấp có điều chuyển theo tái cấu trúc mới nhưng họ đều được tạo điều kiện tối đa để giữ vị trí quản lý phù hợp nếu họ thực sự có năng lực. Câu chuyện nghe có vẻ đơn giản. Nhưng khi là người trong cuộc sẽ không đơn giản chút nào. Lãnh đạo phải rất kiên nhẫn đào tạo và giáo dục lại những nhân sự không có thói quen làm việc và giao tiếp theo triết lý này.

    Nhân văn là sự lựa chọn. Giống như lựa chọn một tính cách cho văn hoá doanh nghiệp. Có nhiều doanh nghiệp không theo đuổi giá trị này vẫn thành công. Thậm chí rất thành công. Nhưng doanh nghiệp thành công có cả giá trị nhân văn sẽ có được một thứ rất giá trị: họ được nhân viên yêu quý và được khách hàng, đối tác tôn trọng.

    Doanh nghiệp có văn hoá nhân văn có cơ hội trở thành một thương hiệu Lovemarks - thương hiệu của tình yêu.

    Trên thế giới có những Lovemarks như Starbucks, Zappos hay Virgin. Ở Việt Nam tôi đã gặp không hiếm những lovemarks ấn tượng. Họ là một tập đoàn lớn, họ cũng có thể chỉ là một doanh nghiệp SME. Tại một doanh nghiệp trong lúc trò chuyện với tôi, chị giám đốc truyền thông đã chảy nước mắt xúc động khi kể về người CEO của chị. Chị bảo rằng người giỏi có tâm như sếp của chị khiến cho mỗi ngày đến văn phòng của chị trở thành những ngày vui.

    Nhân văn là một giá trị không hiếm doanh nghiệp theo đuổi. Trong số những doanh nghiệp theo đuổi, ít doanh nghiệp theo đuổi cho thật tới. Đơn giản vì đây là một từ đòi hỏi nhiều sự hy sinh, cam kết và kiên nhẫn.

    Đức Sơn

    P/s
    Lovemarks là tựa đề cuốn sách được viết bởi Kevin Roberts - cựu CEO công ty quảng cáo Saatchi & Saatchi.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người