Dù thế nào thì cũng nên nhớ rằng CHẲNG DOANH NGHIỆP LỚN MẠNH NÀO KHÔNG ĐI LÊN TỪ DOANH NGHIỆP NHỎ! Thế nên đừng tự giới hạn khả năng của doanh nghiệp với cái mác nhỏ và lẻ. Bạn hoàn toàn có thể phát triển việc kinh doanh của mình bằng cách tư duy như một chủ doanh nghiệp lớn. Tại sao cửa hàng giày MWC lại nổi lên với số lượng khai trương mới liên tục lên đến vài chục cửa hàng chỉ trong vài tháng cuối năm 2017? Tại sao Điện máy xanh lại nhanh chóng trở thành một trong những thương hiệu điện máy lớn dù thời gian kinh doanh ngắn hơn so với không ít cửa hàng? Tại sao chỉ cần nhìn thấy bảng hiệu vàng với dòng chữ màu đen người ta lại dễ dàng liên tưởng ngay tới thương hiệu Thế giới di động? Bạn có nhận thấy điểm chung trong công việc kinh doanh của 3 doanh nghiệp riêng biệt này không? Tất cả là nhờ Au-to-ma-tion! Họ chuẩn hóa được tất cả các khâu từ việc nhập hàng ở đâu; kho hàng bố trí ra sao; quản lý hàng tồn thế nào; và ngay cả việc bố trí cách bày biện hàng hóa trong cửa hàng; cách chào hỏi của nhân viên, quy trình để tư vấn… cũng được họ lên kịch bản một cách cụ thể. Nhờ vậy mà khi mở một cửa hàng mới, họ không cần tốn nhiều thời gian và công sức cho việc bố trí hàng hóa, quản lý kho bãi và đào tạo nhân sự, … Và trên thực tế, những nhà lãnh đạo giỏi nhất không phải là những người có kỹ năng bán hàng tốt nhất, mà là những người có khả năng điều phối công việc và phân bổ công việc một cách thích hợp nhất. Chính sự bố trí công việc hợp lý, phân công công việc và quy trình theo tuần tự này mới chính là AUTOMATION chứ không phải bất kỳ loại công nghệ nào khác. Công nghệ có chăng chỉ là phương tiện để hỗ trợ bạn tự động hóa dễ dàng và tiết kiệm hơn mà thôi. Điều đáng tiếc chính là không ít người nhầm tưởng rằng, automation là phải đưa máy móc, công nghệ thông minh vào việc quản lý doanh nghiệp. Chính ngộ nhận này đã khiến không ít doanh nghiệp dù đã từng có thời kỳ huy hoàng cũng nhanh chóng lụi bại. Do vậy, thay vì cứ phải chần chờ đến một ngày doanh nghiệp “thực sự lớn”, tại sao không hệ thống hóa và đưa doanh nghiệp của bạn vào một quy trình “tự động”? Làm thế nào để tự động hóa? 1. LUÔN GHI CHÉP Đối với một người tập tành kinh doanh, việc ghi chép chính là phương thức tốt nhất để bạn tránh khỏi việc lặp đi lặp lại những sai lầm. Hơn nữa, ghi chép cũng là cách mà các chuyên gia vẫn thường làm để có thể ghi nhớ và phân tích các con số, và đưa ra giải pháp sao cho hiệu quả. Từ đó mới có các chiến lược thật tốt, nhắm đúng khách hàng và mang lại nguồn doanh thu cho bạn. Đừng quá đặt niềm tin vào trí nhớ của bạn, bởi ngay cả não bộ của thiên tài cũng có giới hạn. chỉ có ghi chép mới là nguồn tri thức được lưu trữ mãi. Bởi thế nên, tôi luôn lưu ý đặc biệt những người xung quanh mình về việc này. Còn khi bạn đã quá rành rọt việc kinh doanh thì việc ghi chép lại càng không bao giờ là thừa. Nên nhớ rằng: bạn không thể làm gì một mình, vì thế đừng tư duy theo kiểu “dấu nhẹm” đi những kiến thức của bản thân. “Cho là nhận” chính là tư duy của những bậc thầy kinh doanh trên thế giới. Bạn càng cho nhiều, bạn càng nhận về nhiều. Hãy tự suy ngẫm về điều này nếu bạn chưa thực sự thấm được nó. 2. TƯ DUY ĐỂ MỞ RỘNG Nhiều người bắt đầu kinh doanh với một tư duy rất đơn giản: Nhập hàng – Quảng cáo – Bán hàng – Chăm sóc KH Và chỉ cần những điều đó là đã kinh doanh được rồi. Nghe có vẻ hợp lý nhưng: • Tại sao biết bao nhiêu người kinh doanh những chỉ có 1 vài người có thể trụ vững trên thị trường? • Tại sao biết bao nhiêu người kinh doanh nhưng chỉ có 1 vài người tạo dựng và mở rộng được thương hiệu cho mình? Họ có gì hơn “công thức phổ thông” kia? Bởi ngay từ đầu, họ đã tư duy quản lý với mong muốn phát triển và mở rộng, vì thế họ không chọn bừa một địa chỉ để kinh doanh, không lựa đại một vị trí ưng mắt để sắp xếp hàng hóa, không chỉ cho nhân viên cách để dẫn dắt KH… Tư duy “làm đại” thì sao có thể thành công? 3. TẬN DỤNG NGUỒN CÔNG NGHỆ 0 đồng Tôi biết bạn là một doanh nghiệp cá thể nhỏ, với tiềm lực về tài chính không cao và vì thế kéo theo lượng nhận sự hỗ trợ cũng khá ít. Áp lực này khiến không ít chủ doanh nghiệp lao đao và đôi khi là từ bỏ - kẻ thù của sự thành công. Đừng để những điều đó làm hạn chế thời gian phát triển của bạn. Việc quản lý kho hàng, tồn hàng, chấm công nhân sự, thống kê doanh thu, hỗ trợ chăm sóc và lưu trữ khách hàng cứ để các ứng dụng công nghệ lo. Thời đại 4.0 mà lại để doanh nghiệp phải còng lưng làm những công việc này sao? Vấn để của bạn là đừng ngại hỏi. Những người đi trước hoàn toàn có thể cho bạn những lời khuyên tốt nhất về cách quản lý doanh nghiệp. Hay chỉ cần dành ra chút thời gian để tìm hiểu thì bạn sẽ biết thêm không ít ứng dụng hỗ trợ việc kinh doanh của bạn chỉ với giá 0đ. Còn việc của bạn lúc này chỉ đơn giản là tư duy về chiến lược, chọn nguồn hàng tốt nhất và dành ra dăm ba bữa café cùng những người đồng nghiệp để trao đổi cho nhau những kinh nghiệm đã ghi chép được. Hy vọng bài viết này sẽ giúp ích hoặc phần nào làm thay đổi tư duy về kinh doanh của bạn! Chẳng cần một lời chúc, miễn là không ngừng nỗ lực – chắc chắn bạn sẽ thành công!