Giải Nobel Y học 2022 đã được trao cho GS.TS. Paabo, người Thuỵ Điển, về công trình nghiên cứu giải mã bộ gene người Neanderthal, góp phần trả lời câu hỏi về nguồn gốc của loài người. Công việc giải mã này thật ra vô cùng khó, tới mức được đánh giá là không thể, vì với thời gian, các mẫu gene ở mẫu cổ xưa bị huỷ hoại về mặt hoá học, nhiễm chéo với gene của vi khuẩn và cả gene của kỹ thuật viên làm thí nghiệm … Tuy nhiên, TS. Paabo dựa vào kỹ thuật tinh chế của mình đã có thể lần đầu tiên giải mã được gene của người đã tuyệt chủng (người Neanderthal) dựa trên mẫu vật là một mảnh xương 40.000 năm tuổi. Ý nghĩa của công trình nghiên cứu này là rất lớn, tạo ra một môn cơ chế nghiên cứu hoàn toàn mới: Hệ gene cổ đại học. Những dữ liệu từ TS. Paabo tạo ra một nguồn tài nguyên quý giá mà cộng đồng khoa học có thể sử dụng để hiểu hơn về sự tiến hoá và lịch sử di cư của loài người. Nhờ công trình nghiên cứu của ông, mà chúng ta còn khám phá ra một loài người khác là người Denisovan (đặt theo tên mẫu xương tìm thấy ở Denisova, Siberia). Người “hiện đại” (homo sapiens) trong lúc di cư từ Châu Phi sang lục địa Á Âu có quan hệ và có con cháu với các người Denisovan và Neanderthal, một phần gene của họ cũng được lưu giữ tới tận ngày nay; từ đó cũng thấy được những gene của người cổ đại có ảnh hưởng tới các tính trạng sinh lý của chúng ta như thế nào. Ví dụ: một phiên bản của gene EPAS1 ở người Denisovan giúp cho người Tibet (Trung Quốc) có khả năng sống sót tốt hơn ở vùng cao (có nồng độ oxy thấp). Hoặc ví dụ khác như là gene của người Neanderthal ảnh hưởng đáp ứng miễn dịch của chính chúng ta với các vi sinh vật như thế nào. Ý nghĩa sâu xa của các khám phá này là vô cùng lớn. Có thể giúp tìm những gene tốt, giúp ‘nâng cấp’ loài người lên, ví dụ như tăng tuổi thọ, khả năng kháng bệnh … Không kể đến những hoạt động điều chỉnh gene phi đạo đức như dùng Crispr/Cas9 để cắt gene phôi người. Việc nâng cấp giống nòi đã được chúng ta thực hiện một cách tự nhiên hoặc có chủ đích từ lâu. Ví dụ: nước Mỹ có chủ trương ‘nhập khẩu’ nhân tài, để có một nguồn gene thông minh, tài năng dù người đó đến từ bất kỳ đâu trên thế giới Hay như nhiều nguồn tin về sự phát triên chiều cao vượt trội của người Nhật trong vòng 50 năm nhờ vào chính sách ‘nhập cư’ những người cao to, khoẻ mạnh Ở Việt Nam ông bà chúng ta cũng thực hành nâng cấp/chọn lọc gene từ lâu. Có câu ‘lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống’: không những chọn lọc người phối ngẫu mà cả tông ti họ hàng của vợ/chồng tương lai cũng bị soi luôn. Ở Mỹ, 2 người yêu nhau là đủ cho đám cưới, còn ở VN mình, muốn cưới xin là bạn phải qua được vòng của cô gái, bố mẹ, ông bà nội ngoại 2 bên, cả hàng xóm láng giềng … Tính ra ở VN, lọc lựa gắt gao hơn Mỹ nhiều lần. Bởi vậy những người có vợ/chồng, con cái có quyền cảm thấy tự hào và hãnh diện.