Bs Huỳnh Văn Trung- Nội tiêu hóa gan mật- Trung tâm nội soi và Phẫu thuật nội soi- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM 1. Khuyến cáo điều trị liệu pháp DAA cho người trưởng thành- trẻ vị thành niên và trẻ em ≥ 3 tuổi với viêm gan C, bất chấp giai đoạn bệnh. Mức khuyến cáo và chứng cứ theo độ tuổi: • Trưởng thành (≥18 years): khuyến cáo: mạnh; mức chứng cứ: trung bình • Vị thành niên (12–17 years1): khuyến cáo: mạnh; mức chứng cứ: trung bình/thấp • Trẻ lớn (6–11 years): khuyến cáo: mạnh; mức chứng cứ: trung bình/rất thấp • Trẻ nhỏ (3–5 years): khuyến cáo: trung bình; mức chứng cứ: rất thấp 2. Liệu pháp DAA nào được sử dụng? và mức chứng cứ của từng liệu pháp theo độ tuổi? (table 1 đính kèm) • SOF/DCV (sofosbuvir/daclatasvir) x 12 tuần : mức chứng cứ: cao (người trưởng thành, trẻ vị thành niên và trẻ lớn) (adults); mức chứng cứ: rất thấp ở trẻ nhỏ (3-5 tuổi) • SOF/VEL (sofosbuvir/velpatasvir) x 12 tuần: mức chứng cứ: cao (người trưởng thảnh), thấp (vị thành niên và trẻ lớn); và rất thấp (trẻ nhỏ) • G/P (glecaprevir/pibrentasvir) x 8 tuần: mức chứng cứ: cao (người trưởng thành), trung bình (vị thành niên và trẻ lớn); rất thấp (trẻ nhỏ) 3. Tỉ lệ đáp ứng virus bền vững ở tuần 12 (sustained virologic response- SVR12): Tỉ lệ đáp ứng virus bền vững (SVR12) ở tất cả độ tuổi với liệu pháp DAA gồm SOF/DCV, SOF/VEL, G/P ≥ 95%. 4. Liệu lượng liệu pháp DAA dựa vào cân nặng: (table 2 đính kèm) 5. Phác đồ tổng hợp về chẩn đoán- điều trị và theo dõi ở bệnh nhân viêm gan C mạn có hay không có xơ gan? (figure 1 đính kèm)