NEW 2022: ĐỒNG THUẬN SỬ DỤNG PPI KÉO DÀI HOẶC NGƯNG PPI- Hội tiêu hóa Hoa Kỳ (AGA 2022)

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 24/7/22.

  1. Bs Huỳnh Văn Trung- Nội tiêu hóa gan mật- Trung tâm NS&PTNS- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM
    Nguồn: https:// doi. org /10.1053/j. gastro.2021.12.247
    1. Đồng thuận 1: tất cả bệnh nhân sử dụng PPI sẽ được đánh giá thường xuyên về chỉ định tiếp tục điều trị hoặc ngưng
    2. Đồng thuận 2: tất cả bệnh nhân không có chỉ định rỏ ràng điều trị PPI kéo dài => sẽ xem xét ngưng
    • Chỉ định điều trị PPI lâu dài (> 8 tuần) (hình 1) như: thực quản Barret, viêm thực quản trào ngược LA C-D, hẹp thực quản, hội chứng Zollinger-Ellison, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan, xơ hóa phổi nguyên phát, bảo vệ dạ dày ở bệnh nhân sử dụng NSAID/aspirine có nguy cơ chảy máu tiêu hóa cao, các trường hợp tái phát sau ngưng PPI …..
    3. Đồng thuận 3: hầu hết bệnh nhân với chỉ định điều trị PPI lâu dài x 2 lần/ngày sẽ được xem xét giảm liều 1 lần/ngày
    • Nhiều bằng chứng ủng hộ PPI liều cao trong các trường hợp cấp nhằm ngăn ngừa tái chảy máu từ loét dạ dày tá tràng, tuy nhiên trong trường hợp điều trị duy trì viêm thực quản hoặc ngăn ngừa tái phát loét dạ dày tá tràng thì bằng chứng PPI liều cao không ủng hộ
    • Dù không có bằng chứng trực tiếp nhưng việc sử dụng PPI liều cao kéo dài có thể kết hợp các biến chứng như viêm phổi hít, gẫy xương hông, nhiễm Clostridium difficile (1) (2) (3)
    4. Đồng thuận 4: Bệnh nhân trào ngược dạ dày thực quản với biến chứng như viêm thực quản nặng, loét thực quản hoặc hẹp thực quản thường không xem xét ngưng PPI
    • Khoàng 20% GERD không điều trị có viêm thực quản, có thể dẫn đến biến chứng khác như loét thực quản, chảy máu thực quản, hẹp thực quản
    • PPI cho thấy hiệu quả lành viêm cũng như ngăn ngừa sự tiến triển và tái phát các biến chứng khác khi sử dụng lâu dài
    5. Đồng thuận 5: bệnh nhân với thực quản Barrets, viêm thực quản tăng bạch cầu ái toàn, xơ hóa phổi nguyên phát => thường không xem xét ngưng PPI
    • Bệnh nhân thực quản Barret’s => PPI giảm nguy cơ adenocarcinoma thực quản (nghiên cứu quan sát và RCT) (4) (5)
    • Bệnh nhân viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan => PPI là first-line. Cải thiện lâm sàng và mô học ở bệnh nhân viêm thực quản tăng bạch cầu ái toan có triệu chứng lần lượt 61% và 51% (6). Không phải bệnh nhân EoE nào cũng đòi hỏi PPI, tuy nhiên những bệnh nhân EoE đáp ứng PPI sẽ không xem xét ngưng PPI
    • Bệnh nhân xơ hóa phổi nguyên phát => bằng chừng (mức chứng cứ thấp) gợi ý PPI giảm bệnh tiến triển => gợi ý duy trì PPI (7) ([​IMG] (9)
    6. Đồng thuận 6: đánh giá nguy cơ chảy máu tiêu hóa trên ở bệnh nhân đang sử dụng PPI trước khi ngưng thuốc. Bệnh nhân có nguy cơ cao chảy máu tiêu hóa trên sẽ không xem xét ngưng PPI (hình 2 đính kèm)
    7. Đồng thuận 7: ngưng PPI sau một thời gian dài sử dụng => có thể có triệu chứng tiêu hóa thoáng quá do tình trạng tăng tiết acid phục hồi (Rebound acid hypersecretion -RAHS).
    • Xem xét sử dụng kháng histamin và/hoặc antacid nhằm cải thiện triệu chứng do tăng tiết axid phục hồi (RAHS) sau khi ngưng PPI. Hoặc
    • Sử dụng PPI theo nhu cầu thay vì liên tục cũng được xem xét trong chiến lược ngưng PPI về lâu dài
    • Nếu triệu chứng kéo dài dai dẵng hơn 2 tháng sau ngưng PPI => xem xét chỉ định sử dụng PPI kéo dài
    8. Đồng thuận 8: khi có chỉ định ngưng PPI có thể ngưng đột ngột hoặc giảm liều dần rồi ngưng
    Tài liệu tham khảo
    1. Dial S, Delaney JA, Barkun AN, et al. Use of gastric acidsuppressive agents and the risk of community-acquired Clostridium difficile-associated disease. JAMA 2005; 294:2989–2995.
    2. Laheij RJ, Sturkenboom MC, Hassing RJ, et al. Risk of community-acquired pneumonia and use of gastric acidsuppressive drugs. JAMA 2004;292. 1955–1560.
    3. Yang YX, Lewis JD, Epstein S, et al. Long-term proton pump inhibitor therapy and risk of hip fracture. JAMA 2006;296:2947–2953
    4. Jankowski JAZ, de Caestecker J, Love SB, et al. Esomeprazole and aspirin in Barrett’s oesophagus (AspECT): a randomised factorial trial. Lancet 2018;392:400–408.
    5. Singh S, Garg SK, Singh PP, et al. Acid-suppressive medications and risk of oesophageal adenocarcinoma in patients with Barrett’s oesophagus: a systematic review and meta-analysis. Gut 2014;63:1229–1237.
    6. Lucendo AJ, Arias Á, Molina-Infante J. Efficacy of proton pump inhibitor drugs for inducing clinical and histologic remission in patients with symptomatic esophageal eosinophilia: a systematic review and meta-analysis. Clin Gastroenterol Hepatol 2016;14:13–22.e1.
    7. Dutta P, Funston W, Mossop H, et al. Randomised, double-blind, placebo-controlled pilot trial of omeprazole in idiopathic pulmonary fibrosis. Thorax 2019; 74:346–353.
    8. Lee CM, Lee DH, Ahn BK, et al. Protective effect of proton pump inhibitor for survival in patients with gastroesophageal reflux disease and idiopathic pulmonary fibrosis. J Neurogastroenterol Motil 2016; 22:444–451.
    9. Ghebre Y, Raghu G. Proton pump inhibitors in IPF: beyond mere suppression of gastric acidity. QJM 2016; 109:577–579.
    [​IMG]
    =AZVRYU9W1x7mM7IQfjeseRlK5eMFxiH_lkDJ4aTjmqVE7j7NVwapfF-0XJBhFIHdQvAjBQqAQkjim0GHJRadTGi9gEDwgWekU9bdtF83-itRmdDjpNN-O-2jy1dpDZWalRdonXmj-tV8c52iaLBUD8Gl&__tn__=*bH-R']
    =AZVRYU9W1x7mM7IQfjeseRlK5eMFxiH_lkDJ4aTjmqVE7j7NVwapfF-0XJBhFIHdQvAjBQqAQkjim0GHJRadTGi9gEDwgWekU9bdtF83-itRmdDjpNN-O-2jy1dpDZWalRdonXmj-tV8c52iaLBUD8Gl&__tn__=*bH-R']

    [​IMG]
    =AZVRYU9W1x7mM7IQfjeseRlK5eMFxiH_lkDJ4aTjmqVE7j7NVwapfF-0XJBhFIHdQvAjBQqAQkjim0GHJRadTGi9gEDwgWekU9bdtF83-itRmdDjpNN-O-2jy1dpDZWalRdonXmj-tV8c52iaLBUD8Gl&__tn__=*bH-R']
    =AZVRYU9W1x7mM7IQfjeseRlK5eMFxiH_lkDJ4aTjmqVE7j7NVwapfF-0XJBhFIHdQvAjBQqAQkjim0GHJRadTGi9gEDwgWekU9bdtF83-itRmdDjpNN-O-2jy1dpDZWalRdonXmj-tV8c52iaLBUD8Gl&__tn__=*bH-R']


    84Bạn và 83 người khác


    89 lượt chia sẻ
    Thích


    Bình luận

    Chia sẻ
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người