NEW 2021: QUẢN LÝ THIẾU MÁU THIẾU SẮT Ở NGƯỜI TRƯỞNG THÀNH- Hội tiêu hóa Anh Quốc (British Society o

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 24/8/22.

  1. Nguồn: Snook J, et al. Gut 2021;0:1–22. doi:10.1136/gutjnl-2021-325210
    Bs Huỳnh Văn Trung- Nội tiêu hoá gan mật- Trung tâm nội soi và phẫu thuật nội soi- Bệnh viện Tâm Anh TPHCM
    1. Chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt (IDA)
    • Định nghĩa thiếu máu theo WHO khi nồng độ Hemoglobin (Hb) <130g/L/nam > 15 tuổi, < 120g/L/nữ > 15 tuổi không mang thai và <110g/L/nữ mang thai ở tam cá nguyệt thứ 2&3
    • Nồng độ ferritin huyết thanh là dấu chỉ điểm đặc hiệu nhất cho chẩn đoán thiếu máu thiếu sắt (IDA), các xét nghiệm khác như sắt, độ bão hòa transferrin có thể hữu ích khi nghi ngờ IDA nhưng ferritin bình thường- evidence quality—medium, consensus—92%, statement strength—strong)
    • Nồng độ Hb tăng thêm ≥ 10g/dl trong vòng 2 tuần sau liệu pháp bổ sung sắt iron replacement therapy (IRT) => gợi ý cao thiếu sắt tuyệt đối (absolute iron deficiency) (evidence quality—medium, consensus—100%, statement strength—strong).
    • Thiếu sắt tuyệt đối (absolute iron deficiency) và thiếu sắt chức năng (Functional iron deficiency- FID): thiếu sắt tuyệt đối là tình trạng sắt dự trữ không đủ so với nhu cầu tạo hồng cầu. Thiếu sắt chức năng là tình trạng thiếu sắt cho quá trình tạo hồng cầu mặc dù lượng sắt dữ trữ trong cơ thể bình thường. Thiếu máu chức năng (FID) thường gặp ở bệnh thận mạn, hoặc những bệnh lý mạn tính như bệnh viêm ruột (IBD), viêm đa khớp dạng thấp.
    • Thiếu sắt không thiếu máu (Non-anaemic iron deficiency): giai đoạn đầu của thiếu máu thiếu sắt khi cơ thể thiếu sắt dự trữ nhưng nồng độ Hb vẫn trong giới hạn bình thường => được gọi là thiếu sắt không thiếu máu. Ví dụ ở phụ nữ trẻ rối loạn kinh nguyệt hơn 50% có thiếu sắt nhưng chỉ 25% thiếu máu thực sự.
    • Khuyến cáo tiếp cận ban đầu bệnh nhân thiếu máu thiếu sắt (IDA) gồm: đánh giá tình trạng nước tiếu, tầm soát coeliac disease (CD), và trong nhiều trường hợp xem xét nội soi dạ dày và đại tràng - (evidence quality—moderate, consensus—85%, statement strength—strong)
    • Coeliac disease (CD) chiếm khoảng 3%-5% bệnh nhân IDA => khuyến cáo tầm soát thường quy bằng huyết thanh (Coeliac serology—anti-tissue transglutaminase (tTG) or antiendomysial antibody) hoặc sinh thiết tá tràng để chẩn đoán- (evidence quality—high, consensus—84%, statement strength—strong). Lưu ý rằng phân tích gộp này gồm 18 nghiên cứu từ các quốc gia United Kingdom, United States, Italy, Turkey, Iran, and Israel => các dữ liệu về tần suất CD cũng như mối liên quan giữa CD và IDA ở Việt Nam không rỏ (1)
    • Nam giới và nữ mãn kinh với chẩn đoán IDA lần đầu => khuyến cáo nội soi dạ dày và đại tràng tầm soát nguyên nhân, CT đại tràng là lựa chọn thay thế nếu bệnh nhân không thể nội soi đại tràng- (evidence quality—moderate, consensus—100%, statement strength—strong).
    • Nồng độ Hb bình thường sau liệu pháp thay thế sắt trong phần lớn trường hợp, tuy nhiên IDA có thể tái phát => khuyến cáo bổ sung sắt lâu dài khi nguyên nhân tái phát IDA không rỏ hoặc các trường hợp không thể điều trị nguyên nhân- (evidence quality—low, consensus—100%, statement strength—strong).
    • Sau khi IDA ổn định => khuyến cáo xét nghiệm mỗi 6 tháng nhằm đánh giá IDA tái phát- (evidence quality—very low, consensus—85%, statement strength—strong).
    • Những trường hợp nội soi dạ dày và đại tràng không ghi nhận bất thường gây IDA đồng thời đáp ứng không tương xứng liệu pháp bổ sung sắt hoặc tái phát IDA => khuyến cáo nội soi ruột non- (evidence quality—moderate, consensus—85%, statement strength—strong).
    • Dữ liệu phân tích gộp từ 18 nghiên cứu cho thấy nội soi dạ dày và đại tràng ở nam/nữ sau mãn kinh với thiếu máu thiếu sắt ghi nhận ung thư đường tiêu hóa dưới # 8.9% và ung thư đường tiêu hóa trên # 2.0% (2)
    2. Điều trị thiếu máu thiếu sắt: (IDA) (hình đính kèm)
    • Không trì hoãn liệu pháp thay thế sắt (iron replacement therapy- IRT) cho bệnh nhân IDA trong khi đợi tầm soát nguyên nhân, trừ khi bệnh nhân chuẩn bị nội soi đại tràng- (evidence quality—high, consensus—100%, statement strength—strong).
    • Khởi đầu điều trị IDA với IRT bằng 1 viên/ngày (ferrous sulphate, fumarate or gluconate). Nếu không dung nạp => lựa chọn dạng uống khác thay thế hoăc chuyển sang truyền tĩnh mạch- (evidence quality—medium, consensus—92%, statement strength—strong). (HÌNH ĐÍNH KÈM)
    • Truyền máu hạn chế có thể được xem xét ở bệnh nhân IDA có triệu chứng, bổ sung sắt thay thế vẫn tiếp tục sau truyền máu- (evidence quality—high, consensus—100%, statement strength—strong).
    • Theo dõi sát cải thiện Hemoglobin trong 4 tuần với liệu pháp thay thế sắt (IRT), đồng thời tiếp tục liệu pháp # 3 tháng sau khi nồng độ Hb bình thường- (evidence quality—medium, consensus—92%, statement strength—strong).
    • Bổ sung sắt đường tĩnh mach được khuyến cáo nếu bệnh nhân không dung nạp hoặc không đáp ứng sắt đường uống- (evidence quality—high, consensus—92%, statement strength—strong). Uống sắt gần bữa ăn có thể làm giảm sinh khả dụng tới 75%, xem xét bổ sung sắt buổi sáng chưa ăn hoặc giữa các cử ăn trong ngày.
    3. Thiếu máu thiếu sắt ở nam/nữ trẻ tuổi và người lớn tuổi
    • IDA thườn gặp ở nữ trẻ và nguyên nhân chính là rối loạn kinh nguyệt, thai kỳ và giảm sắt trong chế độ ăn- e (evidence quality—high, consensus—100%, statement strength—strong)
    • Bệnh lý tiêu hóa kèm theo ở nữ trẻ với IDA ít gặp, khuyến cáo tầm soát thêm về tiêu hóa khi có gợi ý lâm sàng- (evidence quality—moderate, consensus—92%, statement strength—strong).
    • Nếu can thiệp đòi hỏi ở phụ nữ mang thai trước sinh => nội soi và cộng hưởng từ ruột non (MR enterography) (sau tam cá nguyệt thứ nhất) được xem xét an toàn cho phụ nữ mang thai- (evidence quality—low, consensus—91%, statement strength—strong).
    • IDA ở nam giới trẻ ít gặp => khuyến cáo tầm soát như ở người lớn tuổi ở nam giới với IDA- (evidence quality—moderate, consensus—100%, statement strength—strong).
    • Thiếu máu thiếu sắt thường gặp ở người lớn tuổi, thường do nhiều yếu tố nguyên nhân- (evidence quality—high, consensus—100%, statement strength—strong)

    Tài liệu tham khảo:
    1. Mahadev S, Laszkowska M, Sundström J, et al. Prevalence of celiac disease in patients with iron deficiency Anemia-A systematic review with meta-analysis. Gastroenterology 2018;155:374–82
    2. Altayar O, Rockey DC, Kalmaz D, et al. AGA Institute technical review on the gastrointestinal evaluation of iron deficiency anemia. Gastroenterology 2020. XX: XX–XX.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...