NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA CÁ NHÂN & DOANH NGHIỆP - Phần 1

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Atifresh, 26/10/17.

  1. Atifresh

    Atifresh Member

    Hôm trước tôi có tổ chức 1 buổi workshop NÂNG CAO NĂNG SUẤT LÀM VIỆC CỦA CÁ NHÂN & DOANH NGHIỆP cho các anh em lớp CEO SG1. Một số bạn có comment và inbox tôi chia sẻ lại, nên tôi sẽ viết lại toàn bộ. Vì khá dài nện tôi chia làm 5 phần. Đây là những công cụ thực sự, không phải lý thuyết suông. Nếu các anh chị áp dụng, tôi tin năng suất làm việc của các anh chị sẽ tăng (còn tăng nhiều hay ko, thì phụ thuộc vào trước đó các anh chị đã tối ưu hóa đến mức nào)

    MỤC TIÊU (Tôi đánh giá đây là điều quan trọng nhất để nâng cao năng suất làm việc)

    Năm 1953, trường đại học Yale làm một cuộc nghiên cứu. Họ yêu cầu sinh viên sắp tốt nghiệp trả lời: “Có mục tiêu cụ thể gì sau khi tốt nghiệp?” Và chỉ có 3% đặt ra mục tiêu cho công việc, thu nhập, sự nghiệp cho 15-20 năm sau, 97% tới đâu hay tới đó.
    Kết quả là 20 năm sau (1973), tổng thu nhập của 3% số có mục tiêu đạt gấp 3 lần tổng thu nhập của 97% còn lại.

    Năm 1979, trường đại học kinh doanh Harvard lặp lại nghiên cứu tương tự với sinh viên tốt nghiệp MBA. Kết quả là 3% sinh viên viết mục tiêu rõ ràng trên giấy, 13% có mục tiêu nhưng không viết ra, và 84% không đặt ra mục tiêu.
    10 năm sau (1989), thu nhập bình quân của những người thuộc nhóm 13% gấp đôi nhóm 84%, và nhóm 3% thì gấp 10 lần so với 97% còn lại!!!
    ----------------------
    Có thể bạn đã từng đọc qua câu chuyện ở trên ở đâu đó. Tôi cũng vậy. Cách đây khá lâu, tôi đã từng đọc về câu chuyện này. Và theo thói quen của dân kỹ thuật, tôi lại google tìm hiểu nguồn gốc và tính xác thực. Đáng tiếc là câu chuyện này không có thật. Đại học Yale và đại học kinh doanh Harvard khẳng định họ chưa từng thực hiện những cuộc nghiên cứu đó. Vậy thì chúng ta có thể tin tưởng vào tầm quan trọng của việc đặt mục tiêu không, khi mà chưa có ai chứng minh? Rất may là có rồi.
    Năm 2007, trường đại học Dominican ở California đã làm một cuộc nghiên cứu về tầm quan trọng của việc đăt ra mục tiêu, cam kết và tính trách nhiệm (các anh chị có thể search tài liệu đó của giáo sư Gail Matthews thuộc trường đại học Dominican University, vì group yêu cầu ko được đính kèm link). Nghiên cứu chia ra 5 nhóm người gồm:
    Nhóm 1 - Không viết ra mục tiêu.
    Nhóm 2 - Viết ra mục tiêu
    Nhóm 3 - Viết ra mục tiêu và cam kết thực hiện.
    Nhóm 4 – Viết ra mục tiêu, cam kết thực hiện và gửi cho một người bạn tin tưởng.
    Nhóm 5 - Viết ra mục tiêu, cam kết thực hiện, gửi mục tiêu và gửi tiến độ hàng tuần cho một người bạn tin tưởng.

    Kết luận của nghiên cứu chỉ ra rằng:

    1. Tác động tích cực của việc báo cáo tiến độ: Những người gửi báo cáo tiến độ hàng tuần (nhóm 5) đã đạt được thành tích nhiều hơn đáng kể so với những người thuộc nhóm khác.

    2. Tác động tích cực của việc cam kết với một ai đó: Những người gửi cam kết với một người bạn (Nhóm 4) đã đạt được nhiều thành tích hơn những người thuộc nhóm 1, 2, 3.

    3. Tác động tích cực của việc văn bản hóa các mục tiêu: Những người đã viết mục tiêu của mình (nhóm 2) đạt nhiều hơn đáng kể những thành tích so với những người không viết ra mục tiêu của mình (nhóm 1)

    Có rất nhiều người, đã trải qua nhiều năm của cuộc đời ko xác định rõ ràng được mục tiêu thực sự của mình là gì (có 1 số báo cáo thì nói 97%, có 1 số báo cáo thì nói 90%, chưa kiểm chứng lại, nhưng tỷ lệ này là nhiều). Vì vậy, việc ĐẦU TIÊN & QUAN TRỌNG NHẤT bạn cần làm trong danh sách, đó chính là cần xác định lại rõ ràng MỤC TIÊU của mình là gì! Bạn có thể google các phương pháp xác định mục tiêu của Brian Tracy, phương pháp SMART & SMARTER, phương pháp Ikigai của người Nhật, phương pháp ngắn hạn và dài hạn.... Và rất nhiều phương pháp khác. Nói thật, tôi đã mất khá nhiều thời gian để phân định rạch ròi mình thật sự thích gì, mình muốn gì, mình giỏi cái gì, mình muốn trở thành người thế nào….để xác định mục tiêu của cuộc đời mình.
    Chỉ đến khi đã xác định mục tiêu của mình là gì, thì bạn mới lên được kế hoạch, vẽ ra con đường đi, những cách để vượt qua những chướng ngại, và kiên trì theo đuổi. Có biết bao nhiêu người ngoài kia, vẫn ngày ngày làm việc mà không xác định họ đang làm vì điều gì. Và chỉ cần một khó khăn xảy ra, họ sẵn sàng bỏ cuộc. Những ví dụ về chuyện này, bạn có thể thấy hàng ngày.

    Khi học CEO 1-SG do group QT&KN tổ chức, ngay từ những slide đầu tiên, Thầy đã hỏi: “Mục tiêu bắt đầu từ Tương Lai hay Hiện Tại?” Sau khi đợi cả lớp trao đổi thảo luận một lúc, Thầy mới trả lời: “Mục tiêu tương lai sẽ quyết định ngày hôm nay bạn làm gì.” Thầy cho một ví dụ về việc đặt mục tiêu sau 2 năm nữa xuất khẩu hàng ra nước ngoài, thì hôm nay đã phải bắt đầu tìm hiểu các giấy tờ hành chính, thủ tục xuất khẩu, đi tham quan các hội chợ quốc tế, xem các tiêu chuẩn để xuất khẩu qua nước đó thế nào…. Và xuyên suốt bài giảng Quản Trị Chiến Lược, Thầy nhấn mạnh rất nhiều về Mục Tiêu, Thầy yêu cầu anh em phải lượng hóa, cụ thể mục tiêu. VD có mục tiêu 10 năm, sau đó chia nhỏ ra thành 5 khoảng, mỗi khoảng 2 năm, hoặc 10 khoảng, mỗi khoảng 1 năm. Và có mục tiêu cụ thể của những khoảng đó, thực hiện những công việc cụ thể như thế nào. Phải biết mục tiêu của mình đặt trọng tâm ở đâu để chuẩn bị các bước, tập trung dồn nguồn lực cho trọng tâm đó. VD chọn ngành nào, chọn phương thức xuất khẩu hay trong nước….

    Khi đã có Mục Tiêu cụ thể và viết ra được con đường để đi đến nó, hàng ngày/tuần/tháng kiểm tra lại, bạn sẽ thấy năng suất làm việc của mình tăng lên rất nhiều. Tin tôi đi, đặt bút xuống viết đi nào. Chúc bạn xác định mục tiêu tốt.

    P/S: Dĩ nhiên, Mục Tiêu sẽ có thay đổi theo thời gian, để phù hợp với sự thay đổi của môi trường xung quanh (VD như Mai Linh, Vinasun, trước khi Grab và Uber vào VN, mục tiêu tăng trưởng x%/năm. Giờ thì mục tiêu chắc đổi thành giữ vững thị phần hoặc rút lui một phần…). Điều này còn tùy thuộc vào tầm nhìn và chiến lược của bạn.

    Nguyễn Hoàng Nam
    Thành viên CEO SG1
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...