Networking (mạng lưới mối quan hệ) là gặp gỡ và tạo mối quan hệ với những người khác, từ bạn bè, thầy cô đến đồng nghiệp. Việc networking hiệu quả không chỉ đem đến cho ta sự vui vẻ, thỏa mãn về mặt tinh thần mà còn đem đến cho ta những cơ hội thăng tiến “vượt bậc” trong sự nghiệp. Dưới đây là những cách networking hiệu quả sinh viên nên “bỏ túi” ngay nhé! 1. Đi các sự kiện offline, tham dự workshop, talkshow Đây là con đường trực tiếp và ngắn nhất giúp bạn làm quen với những người có cùng ngành, chí hướng, và đam mê với bản thân. Các dạng sự kiện mình suggest các bạn nên đi: tọa đàm, seminar (hội thảo nghiên cứu chuyên đề), hackathon, workshop, talkshow, triển lãm,... Trong các sự kiện này, diễn giả có chuyên môn trong ngành và những người cùng tham gia có thể trở thành các mối quan hệ vô cùng tiềm năng. Đừng ngồi im một chỗ mà hãy chủ động đặt câu hỏi với diễn giả, hay bắt chuyện theo nhóm nhỏ và nói chuyện về mối quan tâm chung nhé! Sắp tới, một sự kiện hoàn toàn miễn phí giúp bạn mở rộng networking mình tìm được là tọa đàm X-Discussion #1 về “Thuật toán mạng xã hội & Sức khỏe tinh thần” bởi TeamX Hanoi với diễn giả ba ngành Tech - Marketing - Tâm lý học,... 2. Trao đổi, giữ contact với các thầy cô Một điều bất ngờ là các thầy cô giảng dạy bạn tại trường chính là những mối quan hệ bạn nên duy trì đều đặn, bởi các thầy cô đều là những người có kinh nghiệm, chỗ đứng trong ngành. Ngoài việc chỉ dẫn cho bạn định hướng nghề nghiệp, các thầy cô còn có thể kết nối bạn với những networking vô cùng chất lượng khác của mình đó! Ngoài ra, nếu bạn có dự tính apply bậc cao học, lá thư giới thiệu từ thầy cô sẽ là “điểm sáng” trong hồ sơ của bạn. Tips: Bạn có thể hỏi về bài giảng của thầy cô sau giờ học, xin gmail hay số điện thoại để tiện trao đổi về sau, xin trợ giúp thầy cô in bài, chuẩn bị slides, nghiên cứu,... 3. Đi thực tập, kết nối LinkedIn Đi thực tập công việc đúng hay sát với chuyên ngành của mình chính là một chiến lược networking “đánh thẳng vào trọng tâm” rất hiệu quả đó! Bạn có thể chủ động bắt chuyện, hỏi kinh nghiệm, cách làm việc từ những anh chị cùng phòng ban, chủ động connect với họ trên LinkedIn, Facebook,... hay đi bonding ngoài công ty để gia tăng sự kết nối. Trên LinkedIn, các bạn nên thiết lập đầy đủ profile của mình, nêu rõ ngành, định hướng của bản thân để được suggest những người có cùng lĩnh vực, mối quan tâm nhé! Thậm chí bạn rất có thể sẽ tìm được công việc ưng ý qua LinkedIn đó. Tips: Hãy cố gắng connect với những anh chị cựu sinh viên trường đại học của bạn, bằng cách vào LinkedIn của trường đại học và vào mục alumni nhé! Lướt profile họ để tìm hiểu về lộ trình nghề nghiệp của họ cũng làm bạn định hướng rõ hơn về bản thân. 4. Tìm cho mình một người mentor đồng hành “Khi bạn có một mentor, con đường phát triển của bạn sẽ được đẩy nhanh lên gấp 20 lần” – Adam Khoo. Mentor, hay người cố vấn, người dẫn dắt, chính là những người có thể đưa ra tư vấn cho chúng ta về tâm lý, cách phát triển bản thân, lộ trình nghề nghiệp,.. dựa trên kinh nghiệm của họ. Họ là những người đi trước trong ngành của bạn, người đã trải qua những thất bại và sẵn sàng đưa cho bạn lời khuyên để bạn không mất thời gian “thử nghiệm” và mắc sai lầm. Họ còn có thể kết nối bạn với những cơ hội nghề nghiệp mới. Có networking với những người “xịn” như vậy thì còn gì tuyệt vời bằng nhỉ! Một số nguồn tìm ra mentor cho sinh viên: những dự án có chương trình mentor (YBox, Youth+, Mentori,...), group trao đổi về kinh nghiệm trong ngành, cuộc thi học thuật, tổ chức, CLB,... Tóm lại, việc tìm cho mình những mạng lưới quan hệ thật sự chất lượng sẽ mở ra cho cuộc sống sinh viên của bạn những cơ hội mà chính bạn cũng không ngờ đến đó!