MUỐN CẢNH ĐỔI, NGƯỜI ĐỔI, HÃY THAY ĐỔI CHÍNH BẢN THÂN MÌNH

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi devondale, 5/10/17.

  1. devondale

    devondale Member

    Tôi bước vào kinh doanh theo lời rủ rê của một người bạn. Tôi thích bạn ấy vì thấy bạn ấy chịu khó nghiên cứu và khả năng thuyết trình vấn đề như một giáo sư. Bạn ấy hoàn toàn thuyết phục tôi bởi cái tầm nhìn cao cả, chiến lược vĩ mô và tất nhiên cả kế hoạch kinh doanh với lợi nhuận rất khủng.

    Tôi hăm hở bỏ cả trăm triệu vốn vào mở cửa hàng, không quên tổ chức buổi khai trương thật hoành tráng. Dù cho cái sự kiện khai trương được tổ chức rất chuyên nghiệp và hàn lâm (vì 2 chúng tôi đã từng làm việc cho các tổ chức quốc tế), tổng số đơn hàng hôm ấy chúng tôi bán được là 2 lọ. Tiếp theo đó là những ngày dài, tôi tìm mọi cách để lôi kéo khách hàng. Thậm chí, tôi đã phải chia nhỏ lọ thuốc ra để bán từng viên.

    Sau hơn 1 năm vật lộn để bù lỗ cho tiền thuê cửa hàng và các chi phí giao dịch, khách hàng của tôi bắt đầu quen với sản phẩm thì bạn ấy thông báo một tin sét đánh: bạn ấy thay đổi chính sách. Nhìn cái bản chính sách mới bạn ấy đưa, tôi cảm thấy đau đớn vì mình bỏ rơi và phản bội.

    Trong khoảng thời gian mới khai trương cửa hàng ấy, tôi đã mời một giáo viên dạy yoga. Tôi quen chị ấy vài năm trước. Khi tôi đặt vấn đề mời chị lên nhà tôi dạy yoga, chị ấy bảo: “Em cứ đứng ra tổ chức, tiền công dạy của chị bằng này, tiền ăn uống và đi lại bằng này. Một học sinh cũng vậy mà mấy chục học viên cũng vậy.”

    Tôi hăm hở đứng ra kêu gọi và nhờ vả bạn bè đứng ra tuyển sinh, với một hy vọng sẽ hình thành mô hình câu lạc bộ yoga “hàn lâm” nhất. Sau khóa 1, tôi tuyển sinh được 20 học viên, chị ấy nhẹ nhàng bảo: “Khóa 1 chi phí là như vậy vì tình cảm chị em, từ tháng này chở đi, sau khi trừ hết chi phí thì lợi nhuận sẽ chia 50/50.”

    Tôi đồng ý vì tôi biết khi chị ấy cùng đồng trách nhiệm và lợi nhuận sẽ lâu dài hơn. Khóa 2, tôi tuyển sinh được gần 40 học viên. Khóa 3, tôi tuyển sinh được gần 50 học viên. Giữa khóa 3, chị ấy lại nhẹ nhàng ghé sát tai tôi một lần nữa: “Em à, em dừng lại đi để chị làm. Em không có chuyên môn.”

    Tôi đau đớn vật vã cả tuần liền. Tôi không hiểu tại sao người ta có thể đối xử với tôi như vậy. Tôi đưa người ta về nhà để chồng tôi phục vụ cơm nước. Con người ta ốm, 10h đêm tôi đội trời mưa gió đi mua thuốc. Vậy mà người ta có thể nhổ toẹt vào mặt tôi những lời ráo hoảnh như vậy.

    1 năm bước vào thương trường, 2 lần tôi ngậm đắng, nuốt cay rời bỏ những “đứa con” tôi dồn toàn tâm, toàn ý và toàn danh dự để “thai nghén” và “rặn sinh”. Bởi cái lẽ, tôi yêu bạn tôi quá, nên tôi đau đớn vô cùng khi họ bỏ tôi ra đi.

    Mất đến vài tháng liền, cứ nhìn thấy, nghe thấy những gì liên quan tới 2 thứ đó là nỗi đau lại như nguyên vẹn. Tôi unfriend, block bạn và ẩn khỏi dòng thời gian bất kỳ bài nào, hình ảnh nào liên quan.

    Giữa lúc ấy, một người bạn tặng tôi cuốn sách: Tu là chuyển nghiệp. Lúc đầu, tôi đọc nó vì rảnh. Nhưng rồi, tôi hoàn toàn bị lôi cuốn bởi chân lý của đức Phật. Muốn tìm thấy hạnh phúc, hãy quay lại với chính mình, khám phá chính mình và thay đổi chính mình. Muốn cảnh đổi, người đổi, hãy thay đổi chính bản thân mình.

    Tôi bắt đầu thực hành bước đầu tiên là tĩnh tâm. Tĩnh tâm được mới hiểu được muốn gì và thay đổi mình như thế nào. Hơn 3 tháng ròng, tôi kiên trì dành 30-60 phút mỗi ngày để đọc những dòng chữ mà đến bây giờ tôi cũng chẳng hiểu nó có nghĩa gì. Nhưng nó đã giúp tôi mỗi ngày thêm hiểu mình hơn.

    Tôi đã tự trả lời được câu hỏi: mình có thích kinh doanh không? Tại sao lại thích? Mình thích kinh doanh cái gì? Tại sao lại thích kinh doanh những thứ đó? Mình muốn đối tác mình là ai? Làm thế nào để tìm được những người như vậy? …
    Tôi đã không còn cảm thấy đau đớn nữa. Tôi hủy bỏ chặn. Tôi chấp nhận những người đã từng bị tôi cho là “phản bội” ấy là một phần rất cần trong cuộc sống của tôi. Tôi nhận ra mối quan hệ đối tác cũng giống như hôn nhân của tôi vậy. Nó có thể bắt đầu từ trái tim, hoa hồng và ước mơ, nhưng có thể nhanh chóng biến thành đau khổ, giận dữ, kiện tụng và phá sản.

    Vậy làm sao có thể tránh mối quan hệ đi theo chiều hướng xấu ấy?

    Dưới đây là 8 điều tối quan trọng cần xem xét để chọn được đối tác đúng mà tôi sưu tầm được:
    1. Sự tin tưởng: Không đặt quan hệ đối tác với người bạn không tin tưởng tới mức có thể giao tiền cho họ.
    2. Tình bạn: Nếu người đó là bạn tốt, hãy đảm bảo mục tiêu, giá trị và trách nhiệm của họ cũng giống với mục tiêu của bạn.
    3. Thử nghiệm: Nếu bạn chưa hiểu rõ đối tác của bạn phản ứng thế nào trong lúc khó khăn, hãy thử nghiệm một thời gian trước khi hoàn tất quan hệ đối tác.
    4. Đối tác, nhân viên hay nhà tư vấn: Đừng đặt quan hệ đối tác chỉ vì bạn không thuê được người đó. Tốt hơn nên mời họ làm nhà tư vấn và tìm hiểu họ có thực sự là đối tác tốt không.
    5. Điểm mạnh khác nhau: Hãy đảm bảo điểm mạnh của bạn khác với đối tác.
    6. Cân bằng trách nhiệm: Cần có sự thống nhất trước về trách nhiệm với đối tác.
    7. Tiền bạc: Tiền bạc luôn là vấn đề trong cả kinh doanh và hôn nhân. Hãy nhớ rằng thứ khó nhất trên cuộc đời này là “chia tiền”. Do đó, thống nhất ngay từ đầu việc phân chia lợi nhuận là cách giữ quan hệ đối tác tốt nhất.
    8. Định giá: Cuối cùng, bạn và đối tác cần cùng nhau định giá các tài sản và thống nhất việc mua bán trong trường hợp một bên muốn rời khỏi.

    Chúng ta luôn bắt đầu kinh doanh từ trải nghiệm cảm xúc. Tuy nhiên, chỉ khi gạt bỏ cảm xúc sang một bên để đảm bảo mọi thứ đi theo trật tự và có liên kết, mối quan hệ đối tác mới thực sự vững bền.

    Tôi đã thay đổi. Đối tác của tôi cũng thay đổi. Và chắc chắn cuộc sống của tôi cũng thay đổi từ hôm nay.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...