MỘT SỐ GHI CHÉP VỀ DƯỢC LIỆU TRÊN THẾ GIỚI

Thảo luận trong 'Dược Liệu - Dược Cổ Truyền' bắt đầu bởi Người đưa tin, 6/5/22.

  1. Vào khoảng năm 50 – 70 Công nguyên, Pedanius Dioscorides xứ Anazarbus đã viết một chuyên khảo 5 tập về Dược liệu bằng tiếng Hy Lạp, với tên gọi Latin phổ biến là De Materia Medica, dưới hình thức của một dược điển. De Materia Medica trình bày về các động thực vật làm thuốc và phương thuốc trích xuất từ các nguồn này (gọi tắt là dược liệu). Chuyên khảo này bao gồm khoảng 600 loài cây, được các học giả tra cứu trong hơn 1500 năm, do đó được xem như quyển dược điển hiện đại đầu tiên của phương Tây.
    Dioscorides sinh ra ở vùng Tiểu Á, ngày nay là một phần của Thổ Nhĩ Kỳ. Ông học y tại Tarsus, lúc đó là nơi chuyên nghiên cứu về dược lý. Ông đã mang tặng những quyển sách mình viết cho bác sĩ Laecanius Arius. Phiên bản nổi tiếng nhất của De Materia Medica là Vienna Dioscurides, được trình bày đi kèm những hình minh họa sống động, thực hiện gần 500 năm sau ở Byzantine.
    Trong lúc đó ở phương Đông, vào đời nhà Hán (đâu đó từ 200 năm TCN tới 200 năm Công nguyên), xuất hiện một chuyên khảo mang tên Thần Nông Bản Thảo Kinh, được sáng tác dựa trên những kiến thức truyền miệng từ thời Thần Nông – vị vua theo huyền thoại của Trung Hoa thời thượng cổ. Văn bản gốc đã bị thất lạc, nhưng được cho rằng bao gồm 3 tập, với 365 chuyên luận, phân chia dược liệu thành Thượng, Trung và Hạ phẩm. Thượng phẩm bao gồm các vị thuốc bồi bổ như Nhân sâm, Linh chi, Đại táo,…Trung phẩm bao gồm các vị có thể độc hoặc không độc, dùng để chữa bệnh: Long nhãn, Đương quy, Bách hợp,... Hạ phẩm gồm các vị có độc tính, không thể dùng lâu dài: Phụ tử, Đại hoàng, Cam toại, Ba đậu,…
    Vào thế kỷ 16 thời nhà Minh, Lý Thời Trân, một danh y và nhà dược học nổi tiếng ở Kỳ Châu đã bắt đầu viết Bản Thảo Cương Mục ở tuổi 35 và hoàn thành năm 61 tuổi. Ước tính Lý Thời Trân đã bỏ ra 27 năm để sưu tầm trên 800 tài liệu khác nhau và đích thân đến các địa phương để khảo sát các loại cây cỏ, loài vật và những thứ có thể dùng làm thuốc trong Đông y. Sự hết mình vì nghề thuốc khiến Lý Thời Trân được so sánh với Thần Nông, nhân vật huyền thoại trong Lịch sử Trung Quốc từng dạy nghề nông và nghề y cho người dân. Trải qua 3 lần viết lại, Bản thảo cương mục được ông hoàn thành vào năm Vạn Lịch thứ 6 đời nhà Minh, tức năm 1578. Đây được coi là bộ sách dược vật hoàn chỉnh nhất của Đông y.
    Bản thảo cương mục có tổng cộng 52 quyển tập hợp 1892 chủng loại cây, con, vật thuốc khác nhau trong đó có 374 loại do đích thân Lý Thời Trân tìm ra. Bộ sách liệt kê 11.096 đơn thuốc (phương tễ) trong đó có 8.000 do Lý Thời Trân sưu tập mới hoặc tự sáng chế. Ước tính toàn bộ sách có tới 160 vạn chữ được chia thành 16 bộ, 60 loại, từng chủng loại cây, con, vật thuốc đều được chú rõ tên, tập tính, lịch sử khai thác, phương pháp chế biến, đặc tính, công dụng. Nội dung đồ sộ của Bản thảo cương mục còn có giá trị vượt quá phạm vi dược vật học vì nó cung cấp rất nhiều thông tin đa dạng khác về sinh vật học, địa lý học, khoáng vật học và cả lịch sử xoay quanh các loại cây, con thuốc. Bộ sách sau đó đã được dịch ra nhiều thứ tiếng khác nhau và cho đến nay vẫn được coi là tác phẩm tham khảo rất có giá trị về Đông y. Năm 1765, nhà dược vật học Triệu Học Mẫn đã soạn sách Bản thảo cương mục thập di với mục đích bổ chính cho Bản thảo cương mục, tác phẩm này đã bổ sung thêm 716 loại cây thuốc, 161 loại đơn thuốc và chỉnh sửa 34 lỗi trong bộ sách ban đầu của Lý Thời Trân.
    Cùng thời gian thế kỷ 18 đó, "Hoàng tử của giới thực vật học" Carl Linnaeus, với tham vọng hiểu và phân loại mọi vật trong trạng thái toàn vẹn của nó – không chỉ trên Trái Đất mà cả vũ trụ nhưng sau đó chợt hiểu rằng công việc của ông mới chỉ là sự khởi đầu nhỏ bé, đã viết nên tác phẩm Systema naturæ.
    Systema naturæ của ông là một hệ thống phân loại cây cỏ, động vật và khoáng vật, giống như một xã hội, bao gồm các vương quốc, các tỉnh, huyện, xã. Trong tác phẩm này, tiêu chí mà ông sử dụng để phân loại cây cỏ là các đặc điểm về giới, được phát hiện cuối thế kỷ thứ 17 nhưng vẫn chưa được chấp nhận ở khắp mọi nơi. Tự nhiên, theo ông chính là sinh sôi nảy nở. Đó chính là cách để sự sống tồn tại trong sự đa dạng của nó.
    Systema naturae lần đầu tiên ra đời chỉ có 12 trang. Sau đó, trong thời gian từ năm 1766 đến 1768, Linnaeus đã phát triển công trình của mình lên thành 2.300 trang với tất cả là 15.000 loài động thực vật và khoáng sản khác nhau. Phân loại và đặt tên cho từng loại trên quả là một thành tích khổng lồ và khó có thể hiểu nổi. Đến cuối thể kỉ 18, con số dự tính các loài động thực vật có trên Trái Đất là khoảng 30-40 triệu khác nhau và hầu hết các loài đó sẽ không bao giờ được vẽ ra hay được đặt tên.
    Sau đó, ông còn viết các tác phẩm: Species Plantarum (về loài), Genera Plantarum (về chi), Philosophia Botanica (tổng kết suy tư về danh pháp và phân loại thực vật học).
    Carl Linnæus sinh tại một ngôi làng nhỏ tên là Råshult, Småland ở miền nam Thụy Điển. Cha của ông, Nils Linnæus là một mục sư. Chính cha ông đã truyền lại cho ông tình yêu cây cỏ.
    Truyền thuyết kể rằng cậu bé Carl đã có tình yêu với cây và hoa ngay từ trong bụng mẹ, vì mẹ của ông khi mang thai vẫn thường ngắm những bông hoa kỳ lạ tuyệt vời trong vườn hoa của chồng. Carl đã viết về bản thân mình lúc được sinh ra một cách đầy chất thơ: "Chỉ khi mùa xuân vào tiết thời đáng yêu nhất của nó và khi tiếng gà gáy báo hiệu mùa hè sắp đến" – đó chính là tháng Năm. Đời xưa kể lại, chiếc nôi của Carl được kết bằng những bông hoa tuyệt đẹp với hương thơm ngào ngạt.
    Khi là học sinh tiểu học, Carl được đánh giá là một học sinh giỏi về thực vật học và thầy của Carl khi đó đã khuyên cha mẹ cậu nên cho cậu theo học nghề bác sĩ, thay vì trở thành một tu sĩ như họ dự định (khi đó thực vật học vẫn là một phần của khoa y).
    Sau đó, Carl theo học ở trường y tại Lünd, miền nam Thụy Điển. Học xong một năm, Carl chuyển tới một trường đại học danh tiếng và cổ kính nhất của Thụy Điển tại Üppsala.
    Nhà triết học người Pháp Jean-Jacques Rousseau đã từng gửi cho ông một lời nhắn: "Nói với ông ta tôi không biết người đàn ông nào tuyệt vời hơn thế trên Trái Đất này". Học giả người Đức Johann Wolfgang von Goethe viết: "Trừ Shakespeare và Spinoza, tôi không biết ai giữa những người không còn sống mà ảnh hưởng tới tôi lớn hơn thế". Tác giả người Thụy Điển August Strindberg viết: "Linnæus kỳ thực là một nhà thơ sinh ra để trở thành nhà tự nhiên học".
     

    Các file đính kèm:

    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người