Vẫn làm về chiến lược cạnh tranh lâu nay từ đơn giản như 7P,4C hay Porter đến phức tạp hơn như chuỗi, cơ cấu, Ansoff,... nhưng khi học thêm về Brand từ anh thấy có hàng chục thứ khác cho chiến lược cạnh tranh, rất rộng và rất hay, có cơ hội em sẽ tiếp tục nghiên cứu sâu hơn về phần này. Mọi thứ phải bắt đầu từ gốc. Một nhận xét từ người đứng đầu doanh nghiệp mà tôi rất thích. Anh là chủ một cơ sở sản xuất và phân phối nhang (miền Bắc gọi là hương) ở Sài Gòn. Nhang anh làm 100% từ nguyên liệu cây tự nhiên (anh sở hữu cả khu rừng nhỏ để trồng nguyên liệu) không độc hại. Điều tôi thích nhất từ nhận xét của anh là anh đã cảm được mối liên hệ chặt chẽ giữ Kinh doanh - business và Thương hiệu - brand. Trên thực tế sợi dây liên hệ này là điều nhiều doanh nghiệp (kể cả quy mô tập đoàn) gặp vấn đề nhất. Và cũng là thách thức lớn nhất trong các buổi phỏng vấn chuyên sâu với lãnh đạo khi tôi thực hiện dự án về chiến lược thương hiệu. Quản trị chiến lược đòi hỏi nhiều thứ một lúc. Vừa phải tiểu tiết thực tế vừa phải có khả năng khái quát tổng hợp từ ti tỉ tiểu tiết. Nhưng theo tôi cái làm nên một nhà quản trị chiến lược giỏi là khả năng quan sát thấy thứ người khác không nhìn thấy. Thậm chí phát hiện thấy cơ hội qua những thứ nhỏ nhặt tầm thường. Họ là hình mẫu người visionary xuất sắc. Có 3 lý do chính khiến lãnh đạo gặp khó khăn trong việc nắm bắt cái big idea chính và triển khai chiến lược như sau: - Chiến lược không gắn với năng lực lõi - Chiến lược không hướng tới thỏa mãn nhu cầu khách hàng - Các Brand Signals - các phương tiện thể hiện giá trị của chiến lược (ví dụ: bộ nhận diện thương hiệu hay các bài viết quảng cáo) không thể hiện được bất cứ stimuli (kích thích) nào dẫn đến việc cân nhắc mua hàng nào. Suy nghĩ được như chủ doanh nghiệp sản xuất nhang ở trên, vì vậy rất cần thiết cho mọi hoạch địch chiến lược. BrandSon