Hút thuốc lá dẫn đến tích tụ một số lượng hóa chất đáng kể trong phổi, đường hô hấp và toàn bộ cơ thể của bạn. Tất cả dư lượng này lâu dài sẽ làm tắc nghẽn phổi, đưa đến các vấn đề về hô hấp và suy giảm chức năng của phổi. Việc suy giảm chức năng của phổi dẫn đến thiếu oxy và máu tươi đến các cơ quan, bộ phận khác nhau của cơ thể, làm cho cơ thể luôn mệt mỏi và khó thở. Hút thuốc lá có thể dẫn đến bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, khí thũng, viêm phế quản mạn tính, viêm phổi, nhiễm trùng phổi, hen suyễn và làm tăng nguy cơ mắc bệnh lao. Hút thuốc lá được coi là thói quen xấu, cùng với uống rượu, đóng vai trò quan trọng trong bệnh sinh bệnh quanh răng. Các thói quen xấu này tác động trọng thời gian dài, cùng với đó là tình trạng thiếu dinh dưỡng sẵn có do giảm hấp thu, do quá trình dị hóa đang tăng hơn so với đồng hóa làm tăng nặng bệnh ở tổ chức quanh răng. Nếu người bình thường được khuyến nghị nên đi khám răng miệng 6 tháng/lần thì bệnh nhân viêm quanh răng mãn tính cần định kỳ tái khám 3 tháng/lần, bên cạnh các biện pháp điều trị khác. Hút thuốc dẫn đến vô số các loại ung thư như: Phổi, mũi, miệng, thanh quản, khí quản, thực quản, dạ dày, tụy, thận, bàng quang, cổ tử cung, tủy xương và máu… Khi hút thuốc, ngoài việc gây tác hại tại chỗ đến các bộ phận của cơ quan hô hấp như mũi, miệng, hầu, thanh quản, khí quản, 41.000 hóa chất có trong thuốc lá (có một tỷ lệ lớn được biết là gây ung thư) xâm nhập vào cơ thể qua các vách phế nang tại phổi, ngấm vào cơ thể. Các hóa chất này có khả năng tạo ra đột biến trong các tế bào cơ thể khiến cho chúng sinh sôi nảy nở theo cách không kiểm soát được, dẫn đến ung thư. Thuốc lá hút và nhai có khả năng kích thích các tế bào biểu mô niêm mạc lưỡi, má, sàn miệng và các vị trí khác ở miệng và họng tạo ra các tổn thương tiền ung thư (leukoplakia) rồi tiến triển thành ung thư biểu mô (squamous cell carcinoma). Những người suy dinh dưỡng, chế độ ăn thiếu vitamin A, D, E mà hút thuốc lá càng có nguy cơ bị ung thư miệng. Những người vừa hút thuốc vừa nghiện rượu sẽ bị ảnh hưởng nhiều hơn vì các chất cồn làm tăng tính thấm của biểu mô niêm mạc đường tiêu hóa. Thuốc lá nhai gây các tổn thương ung thư biểu mô nhiều hơn thuốc lá hút. Có khoảng 90% số người bị ung thư miệng, môi, lưỡi và cổ họng do hút thuốc và rủi ro mắc bệnh tăng tỷ lệ thuận với mức độ hút hoặc nhai thuốc. Người hút thuốc lá có nguy cơ mắc ung thư cao gấp 6 lần so với người không hút. Nhiều công trình nghiên cứu ảnh hưởng của thuốc lá cho kết luận thuốc lá làm tăng gấp 3 lần nguy cơ đào thải răng cấy ghép. Hút thuốc ngăn cản sự lành thương của xương ghép vì làm giảm dòng máu tại chỗ bởi vì làm gia tăng kháng cự ngoại biên và kết tập tiểu cầu, làm sản sinh hóa chất như: hydrogen cyanide và carbone monoxide ngăn cản sự lành thương, nicotine ngăn cản sản sinh tế bào. Nhiều nghiên cứu thấy rằng các bệnh nhân hút thuốc lá thì sau phẫu thuật hay bị đau nhiều hơn. Quá trình liền sẹo rõ ràng được cải thiện sau khi ngừng hút thuốc lá. Thuốc lá là một chất gây co mạch ngoại vi làm giảm cung cấp máu đến vùng có vết thương, các-bon monoxit và các chất hóa học có trong khói thuốc ức chế các quá trình sinh học giúp làm lành vết thương, hút thuốc làm giảm tốc độ lưu chuyển máu trong mao mạch ngoại vi, làm chậm hình thành cục máu đông sau khi nhổ răng, thuốc lá làm giảm chức năng của bạch cầu nên bệnh nhân có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn. Máy khử mùi thuốc lá Holmes HAP726-NU với tinh dầu chanh: https://dancingjuices.com/veiik-micko-luxury-900-puffs-pod-1-lan-dung/ Nhiều người hút thuốc lá không những khiến răng bị xỉn màu mà còn có nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng cao hơn người không hút. Theo khuyến cáo của các bác sĩ Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108, người hút thuốc nên đi khám nha khoa thường xuyên hơn người không hút. Người hút thuốc lá, phụ nữ mang thai, bệnh nhân tiểu đường… được xem là những người có nguy cơ lớn hơn về các bệnh răng miệng. Họ nên đến nha khoa để kiểm tra thường xuyên hơn, thay vì khuyến cáo 6 tháng/lần với người bình thường. Máy khử mùi thuốc lá Holmes HAP726-NU với tinh dầu chanh: TS.Phạm Thị Thu Hằng, Khoa Răng, Bệnh viện Trung ương Quân đội 108 dẫn chứng về bệnh viêm quanh răng, căn bệnh nhiều người mắc. Theo đó, nhiều yếu tố liên quan đến bệnh quanh răng, trong đó có nhóm các yếu tố có thể thay đổi như vi khuẩn, hút thuốc lá, bệnh tim mạch, đái tháo đường, stress, tình trạng dinh dưỡng và béo phì. https://dancingjuices.com/nevoks-the-bar-2000-puffs-pod-1-lan-dung/ Thuốc lá làm tăng mức độ nặng và lan rộng của bệnh vùng quanh răng. Những người hút thuốc có nguy cơ bị viêm lợi nhiều hơn, có nhiều mảng bám răng và cao răng ở cả trên và dưới lợi. Người trẻ hút thuốc nhiều có nguy cơ bị viêm lợi hoại tử loét, đây là một loại bệnh nặng và nhanh chóng dẫn đến viêm quanh răng hoại tử loét, cuối cùng là mất răng. Những người có sức khỏe tốt mà hút thuốc kéo dài nhiều năm sẽ có nguy cơ bị viêm quanh răng mạn tính, bệnh tiến triển từ từ làm lung lay nhiều răng. Một người hút thuốc có nguy cơ mắc bệnh mạch vành và đột quỵ cao gấp hai đến bốn lần so với người không hút thuốc. Các hóa chất có trong khói thuốc có tác động đến toàn bộ thành phần của hệ tuần hoàn và cơ quan tạo máu; làm cho thành mạch dày hơn và dễ hình thành cục máu đông hơn. Bên cạnh đó nó cũng gây co thắt mạch máu, tăng huyết áp, dẫn đến sự hình thành mảng bám – làm tăng nguy cơ bị bệnh tim mạch. Máy khử mùi thuốc lá Holmes HAP726-NU với tinh dầu chanh: https://dancingjuices.com/oxbar-r2200-2200-puffs-pod-1-lan-dung/ Tình trạng thường liên quan đến đàn ông lớn tuổi là giảm ham muốn, xuất tinh sớm lại khá phổ biến ở những người đàn ông trẻ tuổi nghiện thuốc lá. Trong tình huống xuất tinh sớm, bởi vì hóa chất trong thuốc lá làm giảm lưu lượng máu, giảm cảm giác trong dương vật, gây ra bệnh tim mạch và thiếu sức chịu đựng. Tất cả những yếu tố này cùng nhau dẫn đến việc giảm khả năng của nam giới, gây ra xuất tinh sớm. Hút thuốc trực tiếp cũng ảnh hưởng đến ham muốn tình dục, sức chịu đựng và sức hấp dẫn của giới tính. Những người hút thuốc có mong muốn sinh hoạt tình dục thấp hơn so với người không hút thuốc.