MAY HƠN KHÔN - Câu chuyện ngành y tế - Bác sĩ Lương Trường Sơn

Thảo luận trong 'Bệnh Viện, Phòng Khám, Công Ty Dược Phẩm' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 31/8/22.

  1. Thời đấy, thời ngu “thần tốc” vừa qua, có hai điều không nói ra chắc chắn nhiều người không thể biết, mà vô tình ác ý đổ thừa “TOI” là DO “không Bia” hay “chưa có Bia” !
    1/ Chuyện dương tính giả của xét nghiệm (XN)
    - Nhớ thời tôi học về Sinh học Miễn dịch và Tế bào (Immunology and Cellular Biology) tại một labo ở Úc (tiêu chuẩn an toàn sinh học ở đó cao lắm), thầy dạy (bắt) tôi chỉ cầm pippette và thực hành ít nhất là hai tuần (vì độ chính xác đòi hỏi rất cao thì chạy PCR mới cho kết quả đúng được), sau đó mới được thực hành phản ứng PCR. Ấy vậy mà vẫn sai lên sai xuống, chủ yếu là kết quả dương tính giả (thực chất bệnh phẩm làm xn thầy đưa là chẳng có gì – âm tính);
    - Ấy vậy mà thời buổi “thần tốc test” để “thần tốc” “bóc tách F0 ra khỏi cộng đồng” ấy, nhân viên xét nghiệm đa khoa chỉ được tập huấn 1,5-2 ngày là bắt tay vào làm XN PCR “được tuốt” ???, từ đó việc lấy mẫu không chuẩn, không chính xác, bảo quản không đúng,… từ đó kết quả sai (dương tính giả) làm sao tránh khỏi ?!;
    - Cũng là do “thần tốc…” nên bất kỳ chỗ nào có labo là chỗ đó triển khai XN PCR được tuốt, cho nên xuất hiện tình trạng nhiễm bẩn (contaminations) rất phổ biến. Từ đó, nhiều trường hợp không bị nhiễm nhưng vẫn có kết quả dương tính (dương tính giả, dương tính chéo);
    - Cộng thêm kit test do thử nghiệm và sản xuất trong thời gian nhanh quá, do vậy độ đặc hiệu chưa cao, xuất hiện dương tính giả, dương tính chéo là phổ biến;
    HẬU QUẢ
    Từ những lý do trên, tổng số dương tính luôn luôn lớn hơn DƯƠNG TÍNH THẬT rất nhiều, và dĩ nhiên thành F0 “cứng”, đồng nghĩa được mời đi “bế” đến khu tập trung.
    Ấy vậy mà nhiều người hồi ấy muốn được làm XN để kiểm tra mình có bị nhiễm hay không, nhưng phải có quen biết mới được làm đấy.
    Xong!
    2/ Hậu hoạ do dùng máy thở
    Máy thở (máy trợ thở) là một thiết bị y tế được cấu tạo nhằm mục đích tạo ra một dòng khí với áp lực vừa đủ đưa thể tích khí vào phổi bệnh nhân, cho phép phổi thực hiện quá trình trao đổi khí ở những người mắc bệnh “ngưng” thở hoặc thở không hiệu quả.
    Máy thở nhìn chung được chia thành 2 loại là máy thở áp lực dương và máy thở áp lực âm
    + Máy thở áp lực dương, gồm:
    - Máy thở xâm lấn: là loại máy thở thông qua đặt nội khí quản, có hai dòng chính là cố định và di động);
    - Máy thở không xâm lấn: là loại máy hỗ trợ thở, không thế thay thế hoàn toàn cho bệnh nhân. Thở thông qua các Mast mũi miệng, gọng mũi. Bao gồm: Máy thở CPAP và Máy thở Bi-PAP.
    + Máy thở áp lực âm: Máy thở áp lực âm như tên thường gọi là phổi sắt (iron lung). Phổi sắt bao kín lấy bệnh nhân, tạo ra khoảng chân không xung quanh cơ thể họ, buộc các xương sườn, và lồng ngực phải nở. Căn cứ vào đó, không khí sẽ tràn được vào phổi người bệnh theo 2 thì: thì thở vào và ra.
    VAI TRÒ CỦA MÁY THỞ
    Máy thở ra đời là để phục vụ nhu cầu thở nhân tạo của con người. Khi một con người đang dần mất đi khả năng tự thở, lúc đó cần đến máy thở. Không có nó, bệnh nhân sẽ chết cho dù các bộ phận khác trên cơ thể như tim, não, ...vẫn hoạt động bình thường
    • Người bệnh không phải dùng năng lực của cơ thể để thở nên cơ hô hấp của người bệnh hoàn toàn có thời gian được nghỉ ngơi;
    • Cơ thể bệnh nhân có thời gian hồi phục;
    • Giúp người bệnh nhận đủ lượng oxy - loại bỏ carbon dioxide và các tạp chất lẫn;
    • Bảo vệ đường hô hấp và ngăn chặn tổn thương do hít phải dịch axit từ dạ dày.
    HẠN CHẾ CỦA SỬ DỤNG MÁY THỞ
    Sử dụng máy thở vẫn tiềm ẩn một số rủi ro thường gặp như viêm phổi, xẹp phổi, xuất hiện cục máu đông,…và hội chứng nghiện máy thở.
    Người chỉ định và sử dụng máy thở phải là BS chuyên khoa Hồi sức Cấp cứu, không phải BS nào cũng sử dung được. Nếu không phải chuyên khoa – không có thực hành về máy nhiều thì chỉ định và vận hành máy thở là rất nguy hiểm cho bệnh nhân, đôi khi lại đem lại tai hoạ cho bệnh nhân nhiều hơn là lợi ích (nôm na có khi chết đến nhanh hơn).
    Tôi nhớ hồi trước học chuyên khoa về Hồi sức Cấp cứu tại A9 (BV Bạch Mai), chính thầy GS Vũ Văn Đính và cô GS Nguyễn Thị Dụ hướng dẫn. Tôi có học chuyên về máy thở vài tháng, nhưng khi về đơn vị vẫn còn lúng túng, chưa tự tin vận hành một mình.
    Vậy mà cái thời “Thần tốc” ấy, dưới sự chỉ đạo của BYT đã huy động BS tất cả các chuyên ngành, như Y học cộng đồng, Tai mũi họng, Răng hàm mặt, Dự phòng, Xét nghiệm,…tham gia điều trị…, và hồi ấy, nhiều doanh nghiệp, mạnh thường quân tặng hàng ngàn máy thở,… mà tử vong vẫn cứ tăng hằng ngày là vậy !? Nghĩ mà sợ, bị bệnh mà được ưu tiên máy thở, chưa chắc đã là may (?!)
    MAY MÀ GIAI ĐOẠN TỒI TỆ ẤY CŨNG QUA ĐI RẤT NHANH !!!
    31/8/2022
    BS Lương Trường Sơn (LTS)
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người