Lý trí giới hạn

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 23/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    “Nói phải củ cải cũng nghe” – Ca dao, tục ngữ Việt Nam

    Trong cuộc sống, không ít lần những ý kiến đúng đều bị số đông phủ nhận và từ chối. Lúc này, mọi người thường hay đổ lỗi cho cảm xúc và sử dụng “tiểu xảo” để tranh thủ sự ủng hộ. Gạt bỏ cảm xúc sang một bên, bài viết này sẽ chỉ cho bạn tại sao “nói phải mà củ cải không nghe” dưới góc độ lý tính.

    1/ Bạn “phải” đến đâu?

    Khi đưa ra một đề xuất, bạn tự tin đây là phương án khả thi nhất, đem lại hiệu quả tốt nhất. Tất cả những điều này đều khách quan và không hề cảm tính. Tuy nhiên, quá trình đưa ra quyết định luôn bị giới hạn bởi lượng thông tin bạn có thể truy cập, nhận thức của não bộ và thời gian. Nhà lãnh đạo luôn cố gắng đưa ra một quyết định lý trí nhất có thể nhưng mức độ lý trí của anh ta còn cách rất xa so với “lý trí tiêu chuẩn” (điều anh ta nghĩ mình đã đạt được). Bởi vì, “Lý trí tiêu chuẩn” yêu cầu:
    -Có cái nhìn toàn cảnh về tất cả các lựa chọn
    -Cân nhắc tất cả các kết quả tương ứng với từng lựa chọn
    -Có một hệ thống đánh giá tách biệt với các lựa chọn
    Trong thực tế, chỉ một vài lựa chọn sẽ được điểm đến trong tâm trí bạn khi ra quyết định. Thêm nữa, tất cả kết quả đều nằm ở tương lai và vô cùng khó dự đoán với các hiệu ứng phụ (side-effect). Cuối cùng, một hệ thống đánh giá khách quan rất tốn kém về tài chính, tiêu tốn thời gian và rất khó để thiết kế. Tóm lại, đạt được “lý trí tiêu chuẩn” là điều bất khả thi và bạn không “phải” nhiều như mức độ bạn nghĩ.

    2, Tại sao “phải” mà củ cải không nghe?

    -Tri thức không hoàn hảo: Giáo viên giảng bài mà học sinh tiếp thu được 7 phần là điều đáng mừng. Không có một học sinh nào có thể có sự hiểu biết thấu đáo về bài học như giáo viên chỉ sau một lần giảng. Điều tương tự xảy ra khi bạn thuyết trình về phương án của bạn. Những người nghe chỉ có được một phần hiểu biết của bạn về vấn đề. Hơn nữa, việc người nghe tự giải thích thông tin dựa trên kinh nghiệm, tư duy cá nhân khiến cho sự thông tin có sự sai lệch so với ban đầu.

    -Trải nghiệm cá nhân: Mỗi cá nhân đều có kinh nghiệm, sở thích, cảm xúc và khung tham chiếu riêng. Ví dụ bản nghiên cứu thị trường nói màu đỏ và xanh là màu phù hợp cho sản phẩm. Bạn thích và chọn màu đỏ còn sếp bạn chọn màu xanh. Không ai có thể khẳng định mình đúng và lựa chọn của mình là tốt nhất cho sản phẩm.

    -Giới hạn về hành vi: không phải tất cả các lựa chọn bạn đều có thể thực hiện. Bạn muốn gửi tiết kiệm ngân hàng với lãi suất hơn 10%/năm (trung bình hiện nay là 7-8%/năm). Các ngân hàng đều có ưu đãi đặc biệt như vậy nhưng chỉ áp dụng cho một số cá nhân và tổ chức giới hạn. Một người dân thường khó có thể tiếp cận ưu đãi này cho dù số tiền gửi lớn.

    Tổng kết, mọi suy nghĩ và quá trình đưa ra quyết định của bạn đều bị giới hạn lý trí. Điều này không thể khắc phục nhưng nhận thức vấn đề sẽ giúp bạn đưa ra những quyết định sáng suốt hơn.

    Chúc bạn một tuần làm việc hiệu quả!

    Link bài viết: Lý trí giới hạn
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...