Lời chào có cao hơn mâm cỗ?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi tháng 10, 12/10/17.

  1. tháng 10

    tháng 10 Member

    Các cụ nhà ta xưa có câu "Lời chào cao hơn mâm cỗ", ấy là để nhấn mạnh rằng, dù cỗ bàn của anh có to đến đâu, có ngon đến đâu thì cái tình cảm, thái độ, sự chân thành trong lời mời chào là rất quan trọng. Đừng có nghĩ mời người ta được một bữa thì mặt vênh lên, hay vừa mời vừa tiếc rồi mặt sưng mày sỉa.

    Ấy là với cái sự mời ăn cỗ, là với văn hoá đời thường, còn trong kinh doanh thì sao?

    Người Việt ta rất giỏi lễ nghĩa trong các ứng xử chốn quan trường, rồi các nghi thức dềnh dang cờ hoa ô lọng, là vì chúng ta ảnh hưởng rất lớn, rất sâu bởi nền Nho học. Nhưng, trong kinh thương thì ta lại rất kém. Ta kém từ cái tầm nhìn, phương pháp, chiến lược cho đến những kỹ năng, kỹ thuật và lễ nghĩa (tiêu chuẩn nghề) thông thường. Chính sách "trọng nông ức thương" của hàng ngàn năm phong kiến đã biến VN thành một nước nông nghiệp lạc hậu. Chúng ta xa lạ với guồng quay và văn hoá kinh doanh thế giới cả thế kỷ. Thêm vào đó là những năm tháng bao cấp, cơ chế xin - cho không tuân theo quy luật thị trường đã hình thành nên một nền kinh tế không tôn trọng người tiêu dùng, không lấy khách hàng làm trung tâm, đi mua mà như đi ăn xin...

    Lúc này, cỗ bàn thì đã đạm bạc mà lời mời chào còn xa xỉ hơn.

    Thực tế là để nhìn nhận và thay đổi chứ không phải để chối bỏ. Lịch sử nào cũng có thể sang trang. Tất cả phụ thuộc vào thái độ của những người đương thời chúng ta.

    Ông TGĐ IQ8 cúi đầu chào khách là văn hoá của người Nhật. Ở Việt Nam hay ở đâu họ cũng làm vậy. Nhưng nếu họ có làm điều đó như một phương tiện để cạnh tranh, để PR - dựa trên sự thấu hiểu về mặt bằng chất lượng dịch vụ ngành bán lẻ xăng dầu Việt Nam - thì cũng không có gì là sai cả. Chúng ta không có căn cứ và không thể hồ đồ đánh giá là họ "giả tạo" được. Chúng ta có thể thích hay không thích là chuyện cá nhân từng người. Còn về mặt kinh doanh, họ được phép làm bất kỳ điều gì mà luật pháp và đạo đức cho phép. PR trung thực những gì tốt đẹp của doanh nghiệp, tổ chức không có gì là xấu, trái lại đó là cả một khoa học, nghệ thuật cần nỗ lực học hỏi và thực hành. Hãy ngừng suy nghĩ méo mó về PR. Hãy trân trọng những người kinh doanh tử tế và thôi nghi ngờ vô căn cứ. Nếu không chúng ta sẽ mãi nghèo.

    Ở một bình diện khác, cùng với độ nóng của câu chuyện "cuộc chiến taxi" gần đây thì case IQ8 thêm một lần gióng lên hồi chuông cảnh tỉnh về văn hoá phục vụ, chất lượng dịch vụ của DN Việt, nhất là các DN Nhà nước quen lối coi thường khách hàng. Rồi đây, những thứ như chào hỏi, giải đáp thắc mắc, tư vấn sử dụng, đổi trả... là những yêu cầu tối thiểu mà một đơn vị kinh doanh phải đạt được. Và những "lời chào" đó phải đến từ thực tâm, từ sự nhận thức sâu sắc trách nhiệm của mình, phải là thứ đi kèm với một "mâm cỗ" thịnh soạn, phù hợp khẩu vị của khách hàng, chứ không phải đó là những lời hoa mỹ, điệu bộ bóng bẩy để che lấp một cách láu cá cho những sản phẩm tồi. Cốt lõi của kinh doanh vẫn là sản phẩm và cách đưa sản phẩm đến tay người tiêu dùng. Đừng có mơ chỉ cần học được cách huấn luyện đội ngũ chào duyên, nói ngọt là xong. Khách hàng giống như là vợ của chúng ta vậy đó. Đừng có hòng qua mắt họ.

    Lời chào cao hơn mâm cỗ, nhưng nếu cỗ dở thì lần sau đừng hòng mời khách.

    12/10/2017

    Bích Hịp
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...