Lo lắng

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 22/8/17.

  1. Thật sự lo lắng.
    Đó là cảm giác của tôi khi được thầy Nguyễn Đức Sơn đề nghị cùng thầy đứng lớp copy writting. Dù chỉ có thời gian khoảng 60p và nội dung chỉ là chia sẻ kinh nghiệm của một cựu học viên, nhưng sự uyên bác của thầy và độ “khủng long, hổ, báo” của các học viên làm tôi e ngại.

    Thế nhưng, tôi không thể từ bỏ cơ hội khi có người trao nó cho mình. Dù gì cũng là một thử thách để tôi nỗ lực. Mâu thuẫn là nhận lời xong tôi lại thấy…hoang mang hơn. Bấy giờ tôi mới hiểu tại sao có rất nhiều người dù là giám đốc doanh nghiệp, hay chuyên gia kỳ cựu cũng ngại ngần trước thử thách chia sẻ trước đám đông. Bản thân tôi có kinh nghiệm 13 năm làm MC truyền hình và sự kiện chuyên môn còn có lúc tự ti nữa là!

    Vậy nguyên nhân của sự sợ hãi ở đây là gì?

    Là chúng ta chưa thực sự tự tin về nội dung!

    Tôi tin là việc bạn nói cái gì sẽ quyết định chất lượng của cả bài nói, còn các yếu tố như giọng nói, cử chỉ, phong cách cũng quan trọng nhưng không mang tính quyết định. Thậm chí phong cách cũng bị dẫn dắt bởi nội dung (nếu thực sự bạn làm chủ nội dung).

    Làm thế nào để làm chủ nội dung? Với kinh nghiệm của tôi, thì hãy chân thật với bản thân và với khán giả. Khi mới vào nghề, tôi đọc đi đọc lại cuốn sách của Larry King – host nổi tiếng của Mỹ. Ông kể về buổi đầu tiên lên sóng vô cùng tệ hại của mình: nói năng lắp bắp, rời rạc, khán giả tương tác tiêu cực…Nhưng tất cả thay đổi 180 độ khi ông thật thà thú nhận rằng mình chẳng có kinh nghiệm gì hết, rằng hôm nay là buổi đầu tiên làm “chuyện ấy”. Đám đông quay sang an ủi, động viên. Lary lấy lại bình tĩnh và trở về với con người thật của mình. Bây giờ ông ấy đã trở thành một tên tuổi lớn thế nào trên thế giới thì ai cũng biết.

    Khi đã xác định đúng một thái độ chân thật, hãy nói những gì thuộc về bạn. Hay nói cách khác, nói những thứ mà bạn có thể làm chủ nó. Điều đó có nghĩa là nếu bạn có kỹ năng ăn nói, mà bạn không hiểu mình đang nói gì thì chớ mạo hiểm. Còn nếu bạn đã là một chuyên gia, mà bạn không nói ra thì quả là đáng tiếc.

    Bạn có để ý những đúp phỏng vấn người dân trên sóng truyền hình, truyền thanh không? Vì sao có rất nhiều người chúng ta chắc chắn rằng họ không được đào tạo về kỹ năng nói, lại có thể trả lời phỏng vấn một cách vô cùng tự nhiên, với sắc thái cảm xúc rất mạnh mẽ. Phóng viên truyền hình có vài nghiệp vụ riêng của mình khi phỏng vấn. Trong đó nghiệp vụ quan trọng nhất là hỏi đúng vai, đúng vấn đề mà người dân đó hiểu sâu sắc. Bà bán bún thì nói về việc chọn thịt, ông hưu trí thì nói đến tổ dân phố, trẻ em thì nói về bức tranh gà vịt của chúng…. Một kỹ sư công nghệ hay chuyên gia tài chính mà “chạm đúng mạch” thì dù không quen nói trươc đám đông cũng sẽ thể hiện “tưng bừng”.

    Quay trở lại với câu chuyện của mình, tôi lo rằng mình viết được bao nhiêu đâu mà chia sẻ cho những người có khi còn viết nhiều và tốt hơn mình? Chẳng gì họ cũng là chủ doanh nghiệp, trưởng phòng marketing, PR…. Tôi quyết định nói thành thật, rằng tôi cũng bị “choáng” mấy tháng sau khoá học mới viết tiếp, rằng sau đó tôi áp dụng bài giảng của thầy cho riêng việc huấn luyện điểm chạm thương hiệu như thế nào, rằng hãy bắt đầu đi, đừng chơ đợi…. Sau buổi chia sẻ, nhiều bạn nói với tôi rằng những kinh nghiệm thực tế ấy giúp các bạn có thêm động lực. Không gì khiến tôi có thể vui hơn sau 2 tháng lo lắng!

    Công chúng thích nghe câu chuyện của riêng bạn, những gì bạn thực sự hiểu, thực sự trải nghiệm, thực sự làm. Đó là quy luật trong truyền thông nói chung chứ không phải chỉ riêng trong việc nói trước công chúng.

    Có dịp chia sẻ với nhiều người là cơ hội. Nắm bắt lấy ngay bạn nhé!

    Thanh Phương
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người