Bệnh lao phổi là gì? Lao phổi là một dạng bệnh lý viêm nhiễm ở nhu mô phổi. Khi xâm nhập vào cơ thể, vi khuẩn lao sẽ theo đường máu, bạch huyết cư trú và phát triển gây bệnh ở bất cứ bộ phận nào của cơ thể. Bệnh lao phổi Nguyên nhân bệnh lao phổi Nguyên nhân chủ yếu gây bệnh lao phổi là do: Trực khuẩn lao Mycobacteriae tuberculosis Vi khuẩn lao bò khi chúng ta uống sữa bò chưa được tiệt trùng sạch sẽ Đối tượng dễ mắc bệnh Những người thuộc nhóm đối tượng dưới đây có nguy cơ bị bệnh lao phổi cao hơn người khác: Người có hệ miễn dịch kém như người nhiễm HIV/AIDS Trẻ nhỏ, người già Người bị loét dạ dày tá tràng Bệnh nhân bị tiểu đường Phụ nữ mang thai Người nghiện rượu … x quang lao phổi Triệu chứng lao phổi Bệnh lao phổi có thể nhận biết sớm nhờ những biểu hiện triệu chứng cụ thể. Bao gồm: Ho Khạc đờm Đau ngực, khó thở Ho ra máu Sốt Ra mồ hôi trộm Sụt cân không rõ nguyên nhân Lao phổi có nguy hiểm không? Hiện có tới 90% số người nhiễm vi khuẩn lao không biết mình mắc bệnh cho tới khi tới bệnh viện. Vậy bệnh lao phổi có nguy hiểm không? Nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng đủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ thì bệnh không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, nếu chủ quan, bệnh nặng thì có thể gặp những biến chứng nguy hiểm sau: Ho ra máu Giãn phế quản U nấm phổi, xơ phổi Tràn khí màng phổi Suy hô hấp mạn tính Tuy nhiên, bệnh lao phổi có thể chữa khỏi, không để lại biến chứng nguy hiểm nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp. Bệnh lao phổi có chữa được không? Bệnh lao phổi có chữa được không? Theo nghiên cứu của các chuyên gia đầu ngành về bệnh lao cho biết, lao phổi hoàn toàn có thể chữa khỏi được nếu được phát hiện sớm, điều trị đúng thuốc, đúng phương pháp và cơ thể đáp ứng với thuốc điều trị. Hiện nay, có 2 quan điểm điều trị bệnh lao phổi là: Đối với thầy thuốc chuyên khoa lao Các trường hợp bị lao phổi do nhiễm trực khuẩn Mycobateriae tuberculosis (BK) dương tính sẽ được điều trị theo chương trình chống lao quốc gia. Với trường hợp BK âm tính sẽ quản lý, điều trị theo tỷ lệ quy định trong chương trình chống lao. Với thầy thuốc không chuyên khoa lao Điều trị bệnh lao phổi theo chẩn đoán lâm sàng như nguồn lây; hình ảnh tổn thương phổi trên X-Quang,… và cũng tuân thủ theo chương trình chống lao chung. Lý giải các trường hợp bị lao phổi nặng không thể điều trị dứt bệnh, khả năng gặp biến chứng và tử vong cao; các chuyên gia y tế cho biết nguyên nhân dẫn tới tình trạng đáng tiếc này là vì: Khả năng nhận thức về bệnh lao phổi của người bệnh còn hạn chế. Bệnh nhân mắc lao phổi không tuân thủ theo đúng sự chỉ định điều trị của các bác sỹ chuyên khoa. Một số bác sỹ ít kinh nghiệm chẩn đoán bệnh sai sang các bệnh lý hô hấp khác như bệnh phổi, viêm phế quản mãn tính, viêm phổi hoặc ung thư phổi cũng là nguyên nhân làm bệnh nhân bị lao phổi nặng. Cách chữa trị bệnh lao phổi hiệu quả Ngay khi có dấu hiệu bị lao phổi, người bệnh phải đến ngay bệnh viện khám và có kết luận chính xác. Chữa trị lao phổi cũng cần phải tiến hành ngay lập tức. Khi điều trị vần ghi nhớ 4 nguyên tắc: Đủ thuốc Đủ liều Liên tục Đủ thời gian Quá trình điều trị lao phổi bằng thuốc chi làm 2 đợt, mỗi đợt có loại thuốc khác nhau. Đợt đầu 4 loại thuốc và đợt sau 2 loại thuốc. Thuốc trị lao phổi được cấp miễn phí trên toàn quốc, và mọi tuyến bệnh viện đều điều trị theo phác đồ chung. Do đó, bệnh nhân lao phổi không phải lo lắng điều trị ở tuyến huyện không tốt bằng ở trung ương hay chi phí điều trị thuốc men tốn kém. Ngoài uống thuốc được cấp phát, người bệnh lao phổi cũng nên áp dụng một số cách chữa lao phổi tại nhà sau: Nước cam Nước cam không chỉ chứa nhiều vitamin dưỡng chất tốt cho cơ thể mà còn có khả năng tiêu đờm, bảo vệ cơ thể khỏi lây nhiễm thứ do vi khuẩn lao gây ra. Mỗi ngày người bệnh lao chỉ cần uống hai cốc nước cam cho thêm 1 ít muối và 1 thìa nhỏ mật ong vào sáng và tối. Cam hỗ trợ điều trị bệnh lao phổi Chuối trị lao phổi Ngoài bổ sung chất dinh dưỡng, nguồn canxi trong chuối giúp tăng cường hệ miễn dịch cho người bệnh lao phổi. Mỗi ngày uống 1 ly nước ép chuối. Chuẩn bị: 1 quả chuối chín, 1 cốc nước dừa, 1/2 cốc sữa chua, 1 thìa mật ong. Chuối bỏ vỏ nghiền nát, rồi trộn với các nguyên liệu còn lại. Mỗi ngày dùng hỗn hợp này 2 lần rất tốt cho bệnh nhân lao phổi. Quả na Chất oxy hóa có trong na giúp quá trình điều trị lao phổi hiệu quả hơn. Chuẩn bị: Na chín 2 quả, nho khô, bột bạch đậu khấu và quế, đường bột. Na lấy phần cùi thịt và khoảng 25 quả nho khô đem đun với 1/2 cốc nước đến khi còn lại 1/3 lượng nước ban đầu thì dừng lại. Sau đó lọc lấy nước, cho thêm 1/4 thìa nhỏ bột bạch đậu khấu và quế, 2 thìa đường bột, để nguội và dùng. Liều lượng 2 lần/ngày. Tỏi chữa bệnh lao phổi Tỏi chứa Ajoene và Allicin có tác dụng ức chế sự phát triển của vi khuẩn lao. Ngoài ra, axit sunfuric trong tỏi có khả năng phá hủy các loại vi khuẩn gây bệnh lao. Đồng thời, tỏi cũng giúp bệnh nhân lao phổi có hệ miễn dịch tốt hơn. Cách dùng: Đun sôi 1 cố sữa và cho thêm vài tép tỏi. Sau đó ăn những tép tỏi đó rồi uống sữa. Áp dụng liên tục trong vài tháng, người bệnh sẽ thấy hiệu quả rõ rệt. Cũng có thể sử dụng cách cho khoảng 10 giọt tinh chất tỏi vào ly sữa nóng, uống trước khi đi ngủ. Hạt tiêu đen Bệnh nhân lao phổi bổ sung hạt tiêu đen hàng ngày giúp làm sạch phổi, giảm ho kéo dài, giảm đau tức ngực và giảm sưng viêm. Cách dùng: Đun khoảng 10 hạt tiêu đen với bơ đã nấu chảy, sau đó thêm một ít bột a ngùy (nếu có) rồi để nguội. Chia hỗn hợp này thành 3 phần bằng nhau, sử dụng cách nhau vài giờ. Rau chùm ngây Rau chùm ngây kháng viêm, sát khuẩn có tác dụng tiêu diệt vi khuẩn lao, giảm ho lâu ngày, giảm sưng do bị viêm nhiễm. Ngoài ra, rau chùm ngây còn chứa hàm lượng chất dinh dưỡng dồi dào rất tốt cho sức khỏe. Rau chùm ngây điều trị bệnh lao phổi Cách dùng: Cách đơn giản là ăn rau chùm ngây luộc hàng ngày. Đun sôi nắm lá chùm ngây với 1 cốc nước trong khoảng 5 phút. Để nguội sau đó cho thêm tiêu, muối, nước cốt chanh. Uống hỗn hợp này vào buổi sáng lúc đói. Lưu ý: Phụ nữ mang thai không sử dụng cách chữa trị bệnh lao phổi bằng rau chùm ngây. Diệp hạ châu Diệp hạ châu còn được gọi là cây chó đẻ. Sử dụng diệp hạ châu là một trong những cách chữa trị bệnh lao phổi hiệu quả. Diệp hạ châu có vị đắng, hơi ngọt, tính mát; có tác dụng tiêu độc, lợi tiểu, sát khuẩn rất tốt. Chuẩn bị: 1 nắm lá diệp hạ châu phơi khô, nước sạch và ấm sắc thuốc. Cách thực hiện: Rửa sạch lá diệp hạ châu, bỏ vào nồi. Đổ nước săm sắp lá thuốc rồi cho lên bếp đun lửa nhỏ. Đến khi cô cạn còn 1/3 nước bắc ra. Chắt lấy nước thuốc để nguội. Chia nước thuốc thành 3 phần, uống hàng ngày sau bữa ăn khoảng 1 tiếng. Cây bình bát trị lao phổi Cây bình bát có tên gọi khác là mãng cầu gai, nai xiêm. Là loại cây giàu hành lượng axit ascorbic (vitamin C), axit amin, carbohydrate,niacin, riboflavin, sợi, canxi, sắt, phốt pho và thiamine. Đây là những loại hợp chất có tác dụng trị bệnh hô hấp hiệu quả cao. đặc biệt là bệnh lao phổi. Cách dùng cây bình bát trị lao phổi: Rửa sạch một nắm lá bình bát, thái nhỏ ra. Cho vào ấm sắc thuốc, đổ nước vào sao cho chìm lá. Đun lửa nhỏ đến khi còn 1 cốc nước. Tắt bếp, chắt lấy nước thuốc. Chia nước thuốc thành 2 phần, uống trong ngày. Kiên trì uống, sau 3 tháng, tình trạng bệnh lao phổi sẽ được kiểm soát ở mức an toàn. Cây bình bát chữa bệnh lao phổi Cây sói rừng trị lao phổi Sói rừng là loại cây nhỏ, cao từ 1 – 2 mét. Đốt phồng to, có nhánh tròn, mọc đối, không lông. Cây có vị đắng, cay, tính hơi ấm, hơi có độc; có công dụng tiêu viêm, kháng khuẩn, chữa trị bệnh lao phổi hiệu quả. Cách chữa trị bệnh lao phổi bằng cây sói rừng: Thực hiện: Rửa sạch lá và cành cây sói rừng lượng vừa đủ. Băm nhỏ thành khúc. Cho vào cối giã nhuyễn rồi bỏ vào ấm sắc thuốc. Đổ nước vào đun lửa nhỏ khoảng 30 phút. Tắt bếp để nguội bớt, lọc lấy nước. Sau đó, cho nước đã lọc lên bếp đun cô đặc thành cao sói rừng. Liều dùng: Mỗi lần sử dụng 2 thìa cao sói rừng pha với nước nóng rồi uống. Ngày uống 2 – 3 lần, bệnh lao phổi sẽ được kiểm soát hiệu quả. Phòng ngừa lao phổi Ngoài việc điều trị theo 4 nguyên tắc trên, người bệnh lao phổi cần phải: → Tuyệt đối tránh xa các chất kích thích, đồ uống có cồn, chè đặc, cafe. → Nói không với thuốc lá, thuốc lào. → Dùng đồ dùng sinh hoạt riêng, tránh lây nhiễm cho người xung quanh. → Cần phải đeo khẩu trang nếu đi ra ngoài. → Nơi ở khô thoáng, sạch sẽ. Sự chủ quan, lơ là trong phát hiện dấu hiệu lao phổi sẽ khiến bạn rút ngắn con đường tới “nghĩa địa” nhanh nhất. Vì vậy, hãy luôn chú ý đề phòng, theo dõi những triệu chứng của bệnh lao phổi trên sẽ giúp bạn và bác sỹ có phương án điều trị bệnh tốt nhất!