LÃNH ĐẠO - TÔI HAY CHÚNG TA? LEADERSHIP - I OR WE?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Y Dược, 30/6/17.

Tags:
  1. Y Dược

    Y Dược Member

    Lãnh đạo của một doanh nghiệp hay quốc gia nên ưu tiên cái tôi “I” của mình hay vì lợi ích chung “common interests” của tập thể?

    Trong một cuộc họp của công ty, người giám đốc chủ trì ngồi lắng nghe ý kiến tư vấn của các chuyên gia. Sau đó, người giám đốc hoặc là đưa ra quyết định, hoặc là đưa ra câu hỏi để tiếp tục lấy góp ý để đưa ra quyết định cuối cùng. Các góp ý của các chuyên gia có thể tương tự ý của người giám đốc hoặc có thể đối nghịch hoàn toàn. Nhưng bất kể các góp ý đó có thuận hay ngược chiều với ý kiến của mình, người giám đốc đều đưa ra những quyết định tối ưu nhất cho công ty.

    Sau cuộc họp, một số nhân viên hỏi người giám đốc là: sao trong cuộc họp, anh là một lãnh đạo cao cấp nhất trong công ty mà lại nghe theo góp ý trái chiều của cấp dưới? Thậm chí anh còn vui vẻ cảm ơn các ý kiến trái chiều đó, trong khi, một số nhân viên khi nghe ý kiến trái chiều từ các đồng nghiệp là cảm thấy khó chịu và tìm mọi cách cho mình là đúng, mặc dù là không đúng. Anh không lo là mọi người sẽ nhìn nhận anh không có khả năng hay sao? Theo tôi, anh nên khẳng định hình ảnh của mình trước những người khác trong công ty, nghĩa là, khi nào anh cũng tỏ ra là mình đúng; vì thế, các góp ý của cấp dưới có dù đúng hay sai thì anh cứ làm theo ý anh, rồi sau đó tính tiếp.

    Người giám đốc mỉm cười và nói. Cảm ơn anh chị đã góp ý cho mình. Đúng là, mớt thoạt nhìn, một lãnh đạo cao cấp nhất mà phải lắng nghe góp ý của các chuyên gia cấp dưới thì cũng hơi kỳ lạ. Nhưng với vai trò là một giám đốc, mình cần phải lấy lợi ích của công ty đặt lên trên lợi ích của bản thân.

    Có thể mọi người đánh giá đây là một giám đốc năng lực không tốt vì không thể tự quyết định mọi việc dựa trên khả năng của bản thân mà phải dựa vào góp ý của cấp dưới. Tuy nhiên, không ai là toàn diện cả. Người giám đốc có thể giỏi một cách bao quát về định hướng chiến lược, quản lý nhân sự, tài chính, chất lượng, công nghệ thông tin, truyền thông,…nhưng không có thể hiểu biết sâu bằng các chuyên gia về lĩnh vực này. Vì thế, vai trò chính của người giám đốc là tập hợp các chuyên gia này để đưa ra những quyết định toàn diện và sâu sắc nhất.

    Làm như thế, người giám đốc có thể tạo cơ hội cho các chuyên gia thể hiện khả năng và cống hiến cho công ty. Mình đang xây dựng một công ty “của nhân viên, do nhân viên, và vì nhân viên”. Nghĩa là, các nhân viên trong công ty đều có nghĩa vụ phải phục vụ cho công ty, có cơ hội cống hiến cho việc chung, và có quyền được hưởng những thành quả chung đó. Và anh chị thấy đấy, mình đã quyết định hầu hết các sự việc khi mình thấy đủ cơ sở, trừ những sự việc cần thêm ý kiến chung thì mình cần phải hỏi góp ý từ các chuyên gia là hợp lý chứ sao.

    Các nhân viên đó hỏi tiếp: nếu giám đốc vẫn vui vẻ nhận góp ý của cấp dưới, thậm chí là trái chiều, thì giám đốc không lo hội đồng quản trị sẽ không hiểu toàn bộ sự việc và cho rằng giám đốc không có năng lực và cho nghỉ việc hay sao? Người giám đốc mỉm cười và nói. Anh chị yên tâm, những việc mình làm là đặt vai trò của “chúng ta” (we) trên vai trò của “tôi” (I). Nghĩa là, mình đã bỏ qua những lợi ích của cá nhân để ưu tiên lợi ích cho công ty. Đây là mô hình quản trị và lãnh đạo thành công ở các nước tiên tiến đã và đang áp dụng.

    Hội đồng quản trị có thể đánh giá qua hiệu quả hoạt động của công ty. Nếu hội đồng quản trị hiểu ra được điều đó thì rất tốt. Nếu không, mình sẵn sàng nghỉ việc để có một giám đốc giỏi hơn thay cho mình. Việc mình ra đi cũng không vì bản thân của mình mà là vì công ty. Khi chính mình hoặc/và hội đồng quản trị chưa thấy phương pháp quản trị và lãnh đạo này của mình phù hợp với công ty thì mình nên được thay thế bởi một giám đốc phù hợp hơn, người mà có thể giúp cho công ty tốt hơn. Ngược lại, nếu bản thân mình hoặc/và hội đồng quản trị cảm thấy mình không phù hợp với công ty mà mình cứ tìm mọi cách để ở lại công ty thì vô hình dung lợi ích cá nhân của mình đã ảnh hưởng không tốt đến lợi ích của công ty.

    Người giám đốc này nhấn mạnh tiếp. Mình cũng đã nghỉ việc ở những công ty mà mình và/hoặc hội đồng quản trị của công ty đó nhận thấy phương pháp quản trị và lãnh đạo của mình chưa phù hợp. Tuy nhiên, mình cũng đã rất thành công ở nhiều nơi mình đã từng làm việc. Và các anh chị thấy đó, tại công ty này, mình đã và đang áp dụng mô hình này thành công và hội đồng quản trị thấy được sự phát triển của công ty một cách rõ ràng.

    Lãnh đạo của một doanh nghiệp hay một đất nước cũng tương tự, xin hãy lưu ý một số điểm sau:

    - Luôn mở lòng để lắng nghe góp ý của những người khác, đặc biệt là các chuyên gia, thậm chí các ý kiến đó là trái chiều. Vì những ý tưởng đó có thể giúp cho doanh nghiệp hoặc đất nước của bạn phát triển. Và khi doanh nghiệp hoặc đất nước của bạn phát triển thì sẽ giúp bạn, là một nhân tố trong tập thể đó, phát triển.

    - Nếu cảm thấy khả năng của bản thân không phù hợp cho sự phát triển của doanh nghiệp hoặc của đất nước thì nên từ chức để thay thế người có khả năng phù hợp hơn. Nếu làm như thế, bạn đã giúp doanh nghiệp và đất nước của bạn phát triển. Và tương tự, khi doanh nghiệp hoặc đất nước của bạn phát triển thì sẽ giúp bạn, là một nhân tố trong tập thể đó, phát triển.

    - Là một người đứng đầu doanh nghiệp hay quốc gia không có nghĩa là bạn phải giỏi tất cả mọi việc một cách sâu sắc. Vai trò chủ yếu của người giám đốc doanh nghiệp hay nguyên thủ quốc gia là khả năng quản trị và lãnh đạo một cách bao quát và đưa ra quyết định. Thậm chí là một trong số các quyết định đó được xây dựng dựa trên các ý kiến phản biện nhưng hợp lý từ cấp dưới.

    - Nếu bạn là một người tài giỏi thực sự thì không lo thiếu việc. Nhiều giám đốc doanh nghiệp và nguyên thủ quốc gia sẵn sàng từ chức khi gây ra những ảnh hưởng không tốt đến doanh nghiệp và đất nước nhưng sau đó họ vẫn có thể có những công việc phù hợp hơn.

    - Nếu bạn chỉ làm những việc mà 1 mình bạn có thể giải quyết được thì thường những việc đó không đáng kể. Nếu bạn muốn làm những việc to lớn hơn thì cần phải có sự hợp lực của những thành viên khác, nghĩa là, "cái tôi” (ego) của bạn cần được hoà quyện vào cái “chúng ta” (teamwork). Khi đó, bạn và teamwork của bạn mới có thể hy vọng xây dựng doanh nghiệp của bạn lớn mạnh giống Facebook, Microsoft, Amazon,...hoặc xây dựng đất nước của bạn giàu đẹp như Mỹ, Canada, Anh, Úc, New Zealand,...được.

    Nguồn ảnh: internet.

    Link bài viết: LÃNH ĐẠO - TÔI HAY CHÚNG TA? LEADERSHIP - I OR WE?
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 30/6/17
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...