[ĐỂ TRỞ THÀNH THÁNH CONTENT PHẦN 6] ✔️Ở phần 1 của loạt bài viết này tôi đã định nghĩa, Content hay phải là Content cuốn hút để người đọc đọc từ đầu đến cuối, cho dù nó dài thế nào. Nó phải cuốn hút đến nỗi người đọc phải dừng xem tivi để đọc, dừng tán gẫu để đọc, dừng các hoạt động khác để tập trung việc đọc. Vì nếu họ bị sao lãng mà không tiếp tục đọc thì cho dù bài viết có giá trị gì đi nữa thì họ cũng đâu có cảm nhận gì đâu! ✔️Bạn nên nhớ khách hàng không đọc bài viết thì không bao giờ mua hàng, không đọc thì không thuyết phục bởi lí lẽ của bạn, không đọc thì không bao giờ có hành động như bạn mong muốn ( like, comment, chia sẻ, tag bạn, để lại email, số điện thoại..). Công sức bạn viết ra còn có tác dụng gì nữa? ✔️Như vậy yếu tố cực kỳ quan trọng của bài viết đó là tính cuốn hút. Nó phải cuốn hút người đọc đọc từ đầu đến cuối bài. Đây là tính bắt buộc của nội dung. ✔️Vậy thì dùng cách gì để người ta đọc hết nôi dung của bạn từ đầu đến cuối? Câu đầu tiên của nôi dung - là tiêu đề - phải thu hút để người đọc phải đọc câu thứ 2. Câu thứ 2 phải hấp dẫn để người ta đọc câu thứ 3. Câu thứ 3 phải hấp dẫn để người ta đọc câu thứ 4 ….cho đến khi đọc hết đoạn đầu tiên của bạn ✔️Khi người ta đọc hết đoạn đầu của nội dung họ sẽ có 1 cái trớn để đọc tiếp. Từ đoạn thứ 2 bạn không còn cần hấp dẫn từng câu chữ nữa, mà chỉ cần đoạn văn đó mang lại giá trị: càng nhiều loại giá trị càng tốt nhưng cần ít nhất là 1 trong 4 loại giá trị mà tôi đã đề cập ở bài trước. Đó là: giá trị sản phẩm, giá trị giải trí, giá trị hiểu biết, giả trị cảm xúc. Dĩ nhiên cách tốt nhất là câu đầu của một đoạn phải có khả năng dẫn người ta đọc câu kế tiếp ! Nếu áp dụng được kỹ thuật này thì bài viết của bạn dù dài thế nào người ta cũng đọc hết. Đó là điều kiện đầu tiên của một nội dung gây ảnh hưởng ✔️Nhưng chúng ta sẽ dùng kỹ thuật gì để làm được điều trên ? Hãy đánh vào: ☑Trí tò mò của độc giả. Con người khi sinh ra đã có 1 trí tò mò, nó giúp họ tìm hiểu thế giới nhận diện được thứ gì là thức ăn, thứ gì là kẻ thù để tránh. Nêu quan sát bạn sẽ thấy một đứa trẻ thứ gì nó cũng bỏ vô miệng, múc đích là xem có ăn được ko. Thấy thứ gì mới là nó cũng chộp lấy, bỏ vào miêng nếm thử, rồi đập đập. Trí tò mò giúp nó khám phá thế giới. Trí tò mò là một trong những bản năng giúp con người tồn tại. Và nhờ nó mà con người khám phá thế giới, nghiên cứu khoa học, sáng tạo ra những thứ tuyệt vời. Ai cũng có trí tò mò, hãy cuốn hút người đọc bằng trí tò mò của họ ☑Lợi ích: con người luôn muốn nhận được lợi ích. Để tồn tại con người luôn đánh hơi được lợi ích và hướng tới nó. Dùng miếng mồi là lợi ích bạn sẽ câu được độc giả đọc bài của bạn. Tuy nhiên người chính trực và người không chính trực khác nhau ở chỗ, người chính trực dùng mồi câu thật, những gì có nói trong bài viết hay tiêu đề chính là những thứ độc giả nhận được thật. Còn đối với người không chính trực, những gì nói ở tiêu đề chỉ đơn giản là mồi câu mà không phải giá trị thật. Nó thường là mong muốn tột cùng của độc giả, là mong muốn cao nhất và lí tưởng chứ không khả thi. Ví dụ: “bí quyết để trở thành triệu phú USD trong 1 năm, bí quyết để có 1000 đơn/ ngày, tối ưu ads để được 100 đơn/ ngày Nếu bạn không tin thì hãy tìm đọc tất cả những thứ có tiêu đề như trên, sau đó áp dụng rồi cho tôi biết kết quả. Dĩ nhiên bạn biết rồi, nói điều độc giả mong muốn và không khả thi thì dễ dàng và hấp dẫn hơn nhiều so với nói điều mong muốn và phải khả thi. Người viết chính trực và không chính trực khác nhau ở điểm này. ☑Khác biệt: Để thu hút thì nội dung phải khác biệt. Độc giả có lẽ đã từng đọc nhiều thứ tương tự, cùng ngành, cùng sản phẩm do đó để cuốn hút được độc giả, cái bạn nói phải khác với cái họ đã từng đọc, đã từng nghe. Khác biệt có thể ở trong ý, trong cách diễn đạt, trong phong cách của bạn. Ví dụ nhiều người có thể đã dùng từ đẹp khi nói về thời trang mỹ phẩm. Vẫn nói về vấn đề đẹp nhưng để khác biệt thì bạn diễn đạt khác đi, ví dụ: đẹp xuất sắc, đẹp vượt trội, đẹp điên đảo, đẹp nhẹ nhàng, đẹp dịu dàng, đẹp đằm thắm, đẹp đắm say người nhìn, đẹp không thể tả, đẹp hơn cả đẹp, đẹp hơn tiên, đẹp ngất ngây, đẹp từ đầu đến chân, đẹp gây nghiện, đẹp gây yêu, đẹp gây si, đẹp kiêu sa, đẹp lộng lẫy… ☑Cảm xúc và trải nghiệm: cảm xúc là mục tiêu của đời người, dù bạn làm gì thì cuối cùng bạn vẫn muốn có cảm xúc từ hành động đó. Ví dụ bạn làm mọi thứ để giàu có, tài sản thoạt nhìn thì có thể là mục tiêu của bạn, nhưng sâu thẳm bên trong, cái cảm giác được người ta tung hô bạn tài năng, tung hô người giàu có, cái cảm giác an toàn không còn lo lắng về tiền bạc nữa, cái cảm giác mọi người vây quanh ngưỡng mộ, cái cảm giác có thể giúp đỡ người thân và nhận được niềm vui của họ, mới chính là mục tiêu cuối cùng của bạn. Nếu không còn cảm xúc nữa, ví dụ như khi bạn giàu rồi mà không ai tung hô bạn, không ai ngưỡng mộ bạn, không có cảm giác an toàn về tiền bạc( ví dụ ai đó có thể lấy tài sản của bạn bất cứ lúc nào), không ai vui khi bạn giúp đỡ hoặc bạn cũng không vui khi giúp đỡ người khác, thì bạn sẽ không còn muốn làm giàu nữa. Cảm xúc là động cơ của hành động, còn trải nghiệm giúp con người đạt được trạng thái cảm xúc. Do đó cảm xúc và trải nghiệm là 2 yếu tố hiệu quả nhất để dẫn dắt sự chú ý của người đọc. Khi bạn tạo được cảm xúc tích cực nơi người đọc họ sẽ tiếp tục đọc để nhận được thêm một cảm xúc khác hoặc duy trì cảm xúc hiện có. Chúng ta đã đi qua 4 yếu tố tạo nên cuốn hút cho nội dung, nhưng áp dụng nó như thế nào? Hãy đón đọc bài kế tiếp của tôi nhé! Bảo Kiếm CEO AGENCY VNSTAR