Sen à, có bao giờ Sen tự hỏi Content của mình vì sao chưa chinh phục được “lòng người” không? Phải chăng Sen không biết mình đã mắc sai lầm gì? OK không sao cả, chúng ta từ từ tìm hiểu nào. ❌ Chưa mổ xẻ tôi (sản phẩm) Nhiều Sen hay mắc “bệnh” này lắm, không biết cách sử dụng, không biết tính năng hay tôi có gì đặc biệt (USP) mà cứ lao đầu vào viết. Nhìn lại xem, đến ngay cả bản thân mình còn không hiểu rõ thì Sen muốn chinh phục được ai? Nhớ nè, muốn làm gì thì làm trước hết phải biết người biết ta, mới trăm trận trăm thắng. ❌ Chưa hiểu insight của tôi (khách hàng) Nhìn thấy content của Sen, tôi chỉ muốn quay lưng bỏ đi. Tại Sen có biết nhu cầu hay mong muốn của tôi đâu nên toàn viết trật lất, không có chút thuyết phục nào để tôi đưa ra quyết định tạo nên chuyển đổi. ❌ Không cần Direction nên lạc lối (bản đồ) Ví dụ nè: Muốn cua crush, Sen lên kế hoạch trước rồi tấn công với tâm thế chủ động hay ưng gì làm nấy, tùy cơ ứng biến. Giữa hai cách cua crush, Sen thấy cách nào có tỷ lệ thành công hơn? Trong Content cũng vậy, không có Direction, chắc chắn Sen sẽ rơi vào tình trạng ngập ngụa trong bế tắc, lạc lối vào mê cung không đến được đích cuối cùng. ❌ Không có mục tiêu sẽ đi liêu xiêu Một con nai cứ đâm đầu mà chạy không xác định được mục tiêu phía trước của mình. Hậu quả, nhẹ thì đâm đầu vào cây, nặng thì rơi vào bẫy kẻ săn mồi. Nếu Sen không nắm rõ mục tiêu cũng không khác gì con nai ở trên. Bài viết là những câu chuyện trên trời dưới đất. Cuối cùng đi thẳng vào Recycle Bin vì không có giá trị, không đúng mục tiêu. ❌ Tôi muốn biết chuyện của đất xin đừng viết về mây Sen ơi, đừng nghĩ dùng từ ngữ cao siêu trên 9 tầng mây hay có lối diễn đạt rườm rà, rối rắm. Điều này chỉ làm đối tượng mục tiêu có cảm giác nặng nề, không muốn dừng lại đọc tiếp. Và nhớ rằng người ta không có nhiều thời gian để đọc một bài Content ngoắt ngoéo, râu ông nọ cắm sừng bà kia đâu. Tốc độ đọc của họ là lướt cái vèo, vậy nên hãy cho họ đọc những điều họ muốn. Không nên bắt họ đọc những thứ Sen muốn. ❌ Não của tôi nhỏ lắm, Sen lại thích nhét nhiều thông tin Mỗi ngày bộ não chúng ta sẽ thu nhận khối lượng thông tin đồ sộ thông qua nhiều kênh khác nhau. Ước tính mỗi ngày tiếp cận khoảng 34GB thông tin, tương đương với ⅕ lần dung lượng máy tính xách tay (theo tìm hiểu báo Cần Thơ). Đứng trước lượng thông tin lớn như vậy, không ít người cảm thấy bộ não sắp bị nhồi nhét đến "hết dung lượng" (theo genk.vn). Vì vậy, để bài viết của Sen lọt vào tầm ngắm của bộ não và được ghi nhớ, Sen cần cho họ xem cái gì ngắn gọn nhất, súc tích nhất. Nói tóm lại là phô diễn tinh hoa của bài viết thôi. Còn cố chấp nhét càng nhiều thông tin quan trọng càng tốt, người ta sẽ “oh, say good bye bye”. ❌ Sen là ai, tôi không biết Sen Một con Sen viết content không có phong cách riêng, không có sự sáng tạo. Hàng ngày đi sao chép, hoặc chế biến lại bài của người khác rồi tự cho đó là tác phẩm của mình, liệu tồn tại với nghề được bao lâu? Ngày nay người đọc tinh tế lắm. Thấy bài này hao hao bài kia, họ sẽ chọn một nơi để theo dõi và đánh giá bên còn lại chuyên sao chép, không trung thực. Hậu quả không sớm thì muộn, Sen sẽ bị đá ra khỏi nghề vì không có dấu ấn riêng. Nào, sau khi đã chỉ rõ ràng, rành mạch các lỗi lầm mà Sen thường mắc phải. Biết sai thì phải sửa đúng không nè. Sửa như thế nào ta? ⭐ ĐÂY LÀ CÁCH ĐỂ SEN KHÔNG CÒN MẮC SAI LẦM ✔️ Tìm hiểu kỹ về thương hiệu, sản phẩm ✔️ Phân tích kỹ chân dung khách hàng ✔️ Lên Direction thật chi tiết ✔️ Xác định rõ mục tiêu bài viết ✔️ Chắt lọc thông tin đưa vào ✔️ Viết thật đơn giản, dễ hiểu nhất ✔️ Xây dựng phong cách viết riêng Vì hay mắc những sai lầm này, nên con đường Content của tôi khá chông chênh, ngoắt ngoéo. Hi vọng rằng, những điều tôi chia sẻ, sẽ giúp Con Sen khác đi nhanh, đi thuận tiện hơn. Bắt đầu từ những điều đơn giản và cơ bản nhất. Khi nền tảng đã vững chắc, bạn muốn bước lên đến đỉnh cao nào cũng được. Đừng bao giờ chùn bước, chỉ cần bước từ từ. Sai đến đâu mình sửa đến đó. Rồi tất cả sẽ tốt lên, phải không các Sen?