Sự thực thì khởi nghiệp không như mơ. Không phải là hình ảnh các doanh nhân thành đạt mà các bạn vẫn thấy hằng ngày trên Facebook hay trên báo. Để có được hình ảnh như ngày hôm nay thì người ta cũng phải trải qua giai đoạn vô cùng khó khăn, bước những bước đi đầu tiên trên thương trường. Một ngôi biệt thự đẹp lung linh, trang hoàng đầy đủ, màu sắc tuyệt vời. Khi bạn đi qua luôn ao ước được có nó. Nhưng bạn đâu biết rằng để có được ngôi biệt thự lỗng lẫy như vậy thì con người ta đã phải mất bao nhiêu công sức từ thiết kế, đặt viên gạch đầu tiên như nào, quá trình hoàn thiện công trình ra sao. Đó là cả một quá trình dài và tâm huyết của người chủ và người thợ xây dựng nên ngôi biệt thự đó. Vậy khi các bạn nhìn thấy một doanh nhân thành đạt, điều bạn nghĩ tới đầu tiên là gì? Mình dám chắc có rất nhiều bạn muốn được như anh/chị ấy. Nhưng bạn à, bạn có biết để có được ngày hôm nay họ phải trải qua những gì không? Họ phải học tập và lao động vất vả như nào không? Khi họ phải ăn mì tôm, khi phải đi cầu cạnh từng người một thì không một ai biết, chỉ có người trong cuộc mới hiểu rõ được những cơ cực trong giai đoạn đầu tiên của doanh nghiệp. Đó chính là khởi nghiệp bạn ạ. Đọc đến đây chắc cũng nhiều bạn thấy hơi nản rồi đúng không? Nhưng nếu ai thấy khó mà cũng nản thì đâu có những doanh nghiệp hay những doanh nhân như bây giờ. Ai trong số chúng ta cũng đều có thể thành công, thành doanh nhân và sở hữu được công ty của riêng mình. Nhưng chúng ta phải hành động. Vậy nên hành động như nào? Có vẻ là câu hỏi của rất nhiều bạn ở đây? Bản thân bạn chính là người hiểu rõ bạn nên làm gì và bắt đầu từ đâu. Cá nhân mình thì chỉ có thể khuyên các bạn là trước khi hành động thì hãy nghiên cứu thật kĩ thị trường, phân tích tập khách hàng của mình muốn phục vụ và quan trọng là hạn chế tối đa việc nhắm mắt làm liều. Hẳn rất nhiều bạn đã nghe câu “cứ đi rồi sẽ đến”. Nhưng sự thật đời không như mơ. Tất nhiên cứ đi rồi sẽ đến thôi. Nhưng có ai trả lời là bao giờ đến được và đến trong tình trạng như thế nào không? Hay đến rồi cũng trút hơi thở cuối cùng luôn? Điều đó thực sự có đáng không? Chúng ta có thể hạn chế những vấp ngã dọc đường được chứ, tại sao không? Đó chính là học, mà ông thầy tôi Nguyễn Minh Ngọc vẫn nói là đổ máu trên giấy và ăn tiết canh cô đặc đó. Hãy trau dồi kiến thức, rút kinh nghiệm từ những sai lầm của người đi trước, học hỏi thành công của thế hệ trước và áp dụng có tinh chỉnh với bản thân chúng ta. Nhưng không chỉ học mà không hành động. Thà hành động sai còn hơn là đứng im. Cuộc sống mà cứ ngồi chờ người khác làm rồi mình mới làm thì mãi mãi không bao giờ là số 1 được. Mà cuộc sống thì luôn cần người số 1. Hãy hành động, sai cũng được. Miễn sao đúc rút được kinh nghiệm từ những sai lầm đó và không phạm phải sai lầm tương tự nữa. Đã thấy cơ cực của khởi nghiệp chưa? Bạn còn dám thử không?