KHỞI NGHIỆP F&B, TÌM LỢI THẾ CẠNH TRANH Ở ĐÂU?

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Học Làm SEO, 20/9/17.

  1. Cha đẻ của Chiếc lược cạnh tranh Michael E Potter có nói: “Bạn phải tìm ra lợi thế cạnh tranh tốt nhất của mình. Lợi thế cạnh tranh đó là việc bạn có thể làm TỐT HƠN đối thủ. Lợi thế đó chưa chắc trùng khớp với việc bạn có thể làm TỐT NHẤT”. Đó là phương thức các thương hiệu F&B Việt có thể tư duy và áp dụng.

    1 - Theo anh tại sao trong khi kinh tế khó khăn, Việt Nam vẫn chưa thoát khỏi khủng hoảng nhưng những thương hiệu ăn nhanh nước ngoài liên tục xâm nhập và mở rộng sản xuất tại Việt Nam?

    Yếu tố tiên quyết để doanh nghiệp quốc tê trong lĩnh vực đồ ăn nhanh đầu tư mở rộng vào một quốc gia nằm ở 2 điểm.

    Yếu tố thứ nhất, đó là dân số học. Quốc gia có dân số trẻ sẽ được đánh giá là có tiềm năng. Bởi người trẻ sẽ dễ dàng thay đổi thói quen ẩm thực hơn. Ngoài ra, các thương hiệu đồ ăn nhanh là một phần của văn hóa đương đại trên thế giới, có sự lôi cuốn đặc biệt với giới trẻ.

    Yếu tố thứ hai là Dư địa phát triển ngành. Kể từ khi KFC mở cửa hàng đầu tiên tại Việt Nam, giới thiệu đến người Việt khái niệm ẩm thực hoàn toàn mới mang tên Fastfood cho đến khi McDonald’s, liên tục các thương hiệu fast food khác cũng đã mở cửa hàng tại Việt Nam.

    Euromonitor xác nhận mức tăng trưởng ngành fast food tại Việt Nam luôn ổn định ở mức 15-20% trong nhiều năm qua, đó là một mức tăng trưởng rất ấn tượng. Đặc biệt với sự xuất hiện của McDonald’s tại Việt Nam, đó là dấu hiệu của một thị trường có sự tăng trưởng và dư địa phát triển ngành rất tốt.

    2 - Nhìn vào thương hiệu ăn nhanh ngoại theo anh sắp tới thương hiệu nào sẽ thống trị tại Việt Nam?

    KFC là thương hiệu tiên phong trong lĩnh vực fastfood tại Việt Nam. Hiện tại, Lotteria đã tuyên bố họ là chuỗi cửa hàng ăn nhanh có nhiều cửa hàng và độ phát triển mở rộng cửa hàng nhanh nhất. Ngoài ra thị trường fast food Việt còn có các tên tuổi khác như BBQ Chicken (Hàn Quốc), Carl Jr, Subway, Burger King, Domino’s (Mỹ) v.v... và gần đây nhất là ông lớn McDonald’s.

    Với kế hoạch đầy tham vọng, McDonald’s tuyên bố sẽ mở rộng hơn 100 cửa hàng trong vòng vài năm tới. Tuy nhiên, sẽ không dễ cho McDonald’s khi trong tâm trí người Việt hai thương hiệu KFC và Lotteria đã được ấn định rất rõ ràng. Ba cái tên KFC, Lotteria và ông lớn McDonald’s hứa hẹn sẽ có những cuộc chiến thực sự trong lãnh địa đồ ăn nhanh tại Việt Nam.

    3- Là chủ thương hiệu đồ ăn nhanh made Việt Nam anh có cảm thấy buồn không khi thương hiệu Việt dường như thua ngay trên sân nhà?

    Theo anh đâu là vấn đề dẫn đền đồ ăn nhanh thương hiệu Việt không thể vươn lên phát triển?

    Đồ ăn nhanh Việt bị lép vế trên sân nhà là điều nhiều người tiếc nuối nhưng rõ ràng các đối thủ khi đến Việt Nam đều quá mạnh so với các thương hiệu fast food Việt. Họ mạnh hơn các thương hiệu Việt về tiềm lực tài chính, về hệ thống quản trị, về ngân sách marketing. Với những điểm mạnh đó, cho dù nhiều người đánh giá Việt Nam có nhiều món ăn ngon (nhiều người cho rằng ngon hơn cả các món chính của các thương hiệu fast food quốc tế) nhưng vẫn khó có thể cạnh tranh khi đối đầu với các ông lớn quốc tế.

    Nhìn ngược lại, những điểm mạnh của các thương hiệu quốc tế lại chính là điểm yếu của fast food Việt. Đồ ăn nhanh Việt thường được đầu tư hời hợt, chủ yếu là các cửa hàng, quán ăn vỉa hè, đồ đạc và trang bị không có sự chỉn chu, thiếu cảm nhận về đồ ăn sạch sẽ, thiếu cảm giác hiện đại như các quán fastfood quốc tế.

    Khả năng quản trị hệ thống của các cửa hàng fastfood Việt còn yếu hơn rất nhiều so với những đối thủ đã có kinh nghiệm quốc tế. Một quán ăn fast food Việt có thể thành công ở 1 cửa hàng nhưng khi mở rộng thành 1 chuỗi cửa hàng, chất lượng sản phẩm lập tức bị chông chênh, không giữ được nguyên vẹn khẩu vị. Phở 24 sau 1 thời gian mở rộng đã bị nhiều người kêu ca vì không thể giữ vững khẩu vị tại chuỗi quán của mình. Trong khi đó, các chuỗi fast food nước ngoài thực hiện việc đồng bộ hóa sản phẩm rất tốt.

    4- Theo anh có phải là viển vông không nếu nói đồ ăn nhanh Việt Nam có thể đánh bật đồ ăn nhanh ngoại ra khỏi thị trường Việt Nam? Muốn làm được điều đó doanh nghiệp phải có yếu tố nào?

    Chúng ta đã nhìn thấy những điểm yếu của fast food Việt. Tuy nhiên, fast food Việt vẫn có những điểm mạnh của riêng mình. Mỗi doanh nghiệp dựa vào từng sản phẩm lại có thể tạo ra những lợi thế cạnh tranh riêng khi đối đầu với các thương hiệu lớn. Lịch sử kinh doanh cho thấy những thương hiệu địa phương nếu biết cách nghiên cứu và tìm ra lợi thế cạnh tranh của mình vẫn hoàn toàn có thể sống khỏe bên các ông lớn quốc tế.

    Việc đánh bật các thương hiệu nước ngoài ra khỏi thị trường Việt Nam là điều khó xảy ra. Trên thực tế, từ góc độ người tiêu dùng, sự xuất hiện của các thương hiệu quốc tế là điều tốt. Bởi người tiêu dùng có thêm lựa chọn cho sở thích ẩm thực của mình. Doanh nghiệp fast food Việt cũng có thể nhìn nhận các đối thủ quốc tế mà học hỏi, để nâng tầm của mình lên. Cuối cùng, người tiêu dùng là người hưởng lợi nhất.

    HOÀNG TÙNG
    Founder Pizza Home - Co-Founder Tranh Mopi

    (Tóm tắt từ cuộc trao đổi trong Chương trình Diễn Đàn CEO, chủ đề FastFood Việt)
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người