Khởi nghiệp 4.0 – Việt Nam và thế giới

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Y Dược, 12/7/17.

  1. Y Dược

    Y Dược Member

    Thời gian gần đây chỗ nào cũng thấy khởi nghiệp thời đại 4.0, nào là công nghệ 4.0, nào là cách mạng 4 chấm,… một loạt câu hỏi trong đầu tôi: “ Ủa cái 4.0 là cái quái gì sao mà đâu đâu cũng thấy người ta nhắc tới? Khởi nghiệp 4.0 là khởi nghiệp thế nào? Tại sao lại là 4.0 mà không phải 1 chấm, 2 chấm hay 3 chấm ?

    Vừa với mong muốn khởi nghiệp, vừa với mong muốn có gì hay ho để áp dụng được hay không? Tò mò lẫn mong muốn học hỏi kiến thức từ những chuyên gia hàng đầu và đấy là lý do tôi có mặt trong buổi Hội thảo “Khởi nghiệp 4.0 - Thế giới và Việt Nam”.

    Đón tôi ngay ở cửa vào là hai cô gái xinh đẹp mặc áo dài xanh da trời, thật là mát mắt. Thêm đó lại có mấy anh xinh trai giúp tôi check in thật nhanh nhẹn và ga lăng. Nếu tôi mà là con gái chắc tôi phải đứng thêm ở đó chút xíu nữa để được ngắm những giọt mồ hôi lấm tấm trên trán, rất nhiệt thành và thân thiện. Thôi thì cũng chẳng dài dòng nữa, học hỏi được nhiều cái hay, cái giá trị ý nghĩa nên tôi ngồi hý hoáy ghi ghi chép chép rồi recap cho các cậu các mợ hóng khi không được tới dự sự kiện nhé.

    I. Xu hướng công nghệ, kỷ nguyên 4.0
    + Chị Lan Bercu chia sẻ về một số case nhỏ chứ không chia sẻ về case của các công ty lớn như Uber, Aliba hay Amazon, để chúng ta có thể áp dụng với công ty của mình khi khởi nghiệp, từ lúc công ty còn nhỏ.
    + Với thời đại kỷ nguyên 4.0 để tạo ra những hình ảnh video chất lượng không còn phải dùng rất nhiều máy móc thiết bị và bối cảnh tốn kém. Giờ đây chỉ cần smart phone có thể chỉnh sửa, quay hình, biên tập một cách nhanh nhất với chi phí thấp hơn rất nhiều so với phương pháp truyền thống. Điều ngạc nhiên nữa là người đều có thể khởi nghiệp với kỷ nguyên hiện đại, từ chị bán bánh tới doanh nhân hay lập trình đều có thể ứng dụng vào trong quá trình sản xuất, điều hành tốt hơn với chi phí thấp nhất.
    + Chị Lan Bercu khái quát qua về các cuộc công nghiệp để tôi biết rằng tại sao lại là 4.0. Hóa ra là cuối thế kỷ 18 công nghiệp lần 1 khi cuộc cách mạng hơi nước bắt đầu, từ hơi nước để tạo ra được năng lượng - năng lượng hữu hạn. Cách mạng thứ 2 vào đầu thế kỷ 20 khi có điện là cuộc cách mạng công nghiệp 2.0 - họ tạo ra ô tô, dây chuyền sản xuất. Cách mạng lần thứ 3 vào năm 1970 là kỷ nguyên công nghệ, kỹ thuật số, có máy tính nhưng vẫn ở mức độ sơ khai. Cách mạng 4.0 khi có internet, có trí tuệ nhân tạo, có robot thông minh, có IoT,… chính là bây giờ. Vâng, chính là kỷ nguyên này, nếu bạn không tiếp cận và nắm bắt xu hướng bạn sẽ tụt hậu!

    Chị Lan Bercu chia sẻ thêm về những xu hướng công nghệ sắp tới, nói là xu hướng nhưng thực tế đã xảy ra trên thế giới, cũng nhanh lắm thôi mấy mợ à, chỉ 5-10 năm nữa thôi nhé:

    1. Vật chất thể lý: ( có thể cầm nắm…) như in 3D đã in thành công ô tô có thể chạy được, in thành công xương khớp để thay thế cho con người, xe không người lái, IOT,…
    2. Kỹ thuật số: như tiền ảo, blockchain,… ngoài cuộc sống hiện tại sẽ có sống thứ hai là cuộc sống kỹ thuật số song song với cuộc sống thật ở ngoài đời. Trí tuệ nhân tạo, tự nó có thể đọc được ý nghĩ của con người, …
    3. Sinh Học: Chị Lan nói về robot dược sỹ, cấy ghép mô, công nghệ tế bào gốc, về thời trang có cảm biến biết suy nghĩ của con người, tự cảm nhận và thay đổi nhiệt độ, công nghệ biến đổi gen, công nghệ tích lũy gen tốt nhất cho con người.

    II. 8A trong kinh doanh và khởi nghiệp

    + Adopt (tiếp nhận) : Hãy tiếp nhận và không ngừng học hỏi nâng cao giá trị sản phẩm.
    + Alter (chuyển hoá): không cần phải phát minh, chỉ cần chuyển hóa kiến thức sản phẩm của người thành sản phẩm của mình với đặc điểm và sự khác biệt của sản phẩm.
    + Add (thêm vào): Luôn luôn phát triển, thêm vào sản phẩm những giá trị gia tăng hơn nữa với mục tiêu vì khác hàng là trên hết.
    + Allure (thu hút): Logic là người ta suy nghĩ còn cảm xúc thúc giục người ta hành động. Cảm xúc kiến người ta hành động, vì thế hãy tìm cách tăng cường cảm xúc để khách hàng chi trả cho sản phẩm của mình. Đây chính là cách tốt nhất và khôn ngoan nhất!
    + Associate (kết hợp): Con chim ít khi bay 1 mình, mà bay cùng đàn sẽ có nhiều sức mạnh hơn trong cộng đồng, và được nâng tầm khi sải cánh bay.
    + Ally (liên minh): Cùng nhau phát triển, cạnh tranh lành mạnh như người bán phở, người bán bún cùng nhau mua nguyên vật liệu để giảm chi phí vận chuyển, cùng nhau nâng cao chất lượng sản phẩm.
    + Acquire (đầu tư): Đầu tư vào học hỏi, đầu tư vào phát triển bản thân, vào phát triển quản trị kinh doanh là những cái đầu tư không bao giờ lỗ.
    + Avoid (tránh): tránh cạnh tranh về giá, tránh đi quá xa cái giá trị cốt lõi của mình.

    Case cụ thể không phải là các công ty lớn mạnh về công nghệ mà đơn giản chỉ là một cha đạo tạo ra ứng dụng kinh thánh cho mọi người để không cần phải cầm cuốn kinh thánh dày cộp và nhiều thứ thú vị hơn xin liên hệ với chị Lan ^__^ Kết quả là hơn 1000 ngôn ngữ trong ứng dụng, cũng như hơn 186 triệu lượt tải ứng dụng.

    III. Mô hình kinh doanh hiện đại
    + Tạo platform để kết nối cộng đồng, thông qua đó để tương tác với khách hàng và phát triển sản phẩm, chỉ khi có cộng đồng là khi sản phẩm của bạn sẽ phát triển bền vững.

    Với góc nhìn của một startup thì một trong những platform hiện nay đang phát triển rất mạnh mẽ là mô hình kinh doanh ondemand – nền kinh tế theo yêu cầu hay có một số nơi gọi là nền kinh tế chia sẻ, tuy nhiên khi tìm hiểu sâu sẽ có sự khác biệt giữa hai khái niệm này. Có lẽ với thời gian hạn chế nên chị Lan không có đủ thời lượng nói sâu hơn, cụ thể hơn về mô hình này. Mình sẽ đứng trên quan điểm cá nhân phân tích kỹ hơn về mô hình kinh doanh này. Như Uber hay Grab, hiện nay có thêm những phong trào Uber trong giúp việc, Uber cho thể thao, Uber cho tài chính, Uber cho rửa xe,.. . Và theo dự báo tới năm 2030 thì tổng giá trị tài sản tạo ra của mô hình kinh doanh ondemand sẽ tương đương với mô hình kinh doanh truyền thống và còn phát triển mạnh mẽ hơn rất nhiều sau đó.
    + Liên tục beta test: luôn luôn trải nghiệm, liên tục thử đưa ra sản phẩm tốt nhất phục vụ khách hàng. Đó là lý do tại sao trong các công ty lớn đều có phòng nghiên cứu và phát triển sản phẩm, chỉ có như vậy mới có thể theo kịp được công nghệ 4.0. Còn các công ty nhỏ, các startup cũng không nên chờ đến khi sản phẩm hoàn thiện, mới đưa ra thị trường. Nhiều khi, chính phản hồi của thị trường sẽ mách nước cho bạn cách cải tiến sản phẩm phù hợp hơn, đáp ứng được yêu cầu của khác hàng.
    + Nối kết và gắn kết với khách hàng: Khách hàng là thượng đế, nhất là công nghệ 4.0 thì việc càng thấu hiểu khách hàng, càng tương tác với khách hàng chính là điểm mấu chốt của kinh doanh. Bạn chỉ có thể chiến thắng khi bạn gắn kết với khách hàng, hiểu khách hàng như hiểu chính mình.
    + Dùng dữ liệu analytics: sau khi thu thập được thông tin thì công đoạn xử lý phân tích dữ liệu lại là khâu quan trọng. Chỉ khi có dữ liệu, phân tích dữ liệu càng sâu, bạn càng hiểu về khách hàng, hiểu về đối tượng muốn gì ở sản phẩm của bạn, hiểu về xu hướng phát triển sản phẩm, và đánh giá được hiệu quả.
    + Liên kết : Liên kết là xu hướng tất yếu để mỗi doanh nghiệp, mỗi cá nhân phát huy hết thế mạnh, tiềm năng vốn có của chính họ. Mỗi doanh nghiệp hay mỗi cá nhân chỉ cần tập trung vào khâu tốt nhất, sâu nhất để tăng giá trị, những công đoạn khác hãy để cho người có chuyên môn làm.
    Trước khi kết thúc phần trình bày của chị Lan, chị yêu cầu mọi người đứng dậy, giơ tay lên trời vẽ vòng đủ to từ trái qua phải, song song với trần nhà, từ trên dần dần đưa xuống dưới. Ô kìa, từ việc vòng tròn từ trái quá phải giờ đã chuyển thành từ phải qua trái??? Lý do tại sao??? Bởi từng góc nhìn khác nhau sẽ đưa ra kết quả khác nhau. Khi khởi nghiệp bạn nên có góc nhìn đa chiều để biết cách phát triển như thế nào là tốt nhất, đừng đi theo lối mòn, chắc chắn sẽ DIE.
    Xin chân thành cảm ơn chị Lan và Ban tổ chức để em mở rộng tầm nhìn, mở rộng tâm thức đón nhận những thách thức, cơ hội trong kỷ nguyên 4.0

    Trường Nguyễn, 10.7.2017
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...