Khi ta cần sẽ có người Thầy xuất hiện.

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Học Làm SEO, 24/9/17.

  1. Sự may mắn luôn mĩm cười khi vớ được cuống Marketing 4.0 của Philip Kotler, cha đẻ của Marketing hiện đại.

    Với mình, Marketing trong thời buổi bùng nổ mạng xã hội facebook, tìm kiếm bằng Google vẫn còn là 1 gì đó quá mới mẽ. Với những mặt hàng mới lần đầu tiên xuất hiện ở thị trường Việt Nam thì việc tiếp cận khách hàng mục tiêu, định hướng thị trường là 1 thử thách cực lớn, đặc biệt với thằng dốt marketing hàng thực phẩm như mình.

    Phải đọc đi, đọc lại 3 lần mới bật ra nhiều vấn đề mà từ đó tự tóm tắt lại những gì hiểu theo ngôn ngữ của mình và những gì có thể mang vào trong của chính sản phẩm. Cuốn sách viết một cách súc tích nhất, rất theo phong cách của Philip Kotler đã mang đến 1 loạt câu trả lời mà thời gian qua mình còn lăng tăng không có lời giải thích rõ ràng.

    Ngày nay, quyết định mua một sản phẩm nào đó của người tiêu dùng rất ít bị tác động bởi những quảng cáo truyền thống. Thay vào đó, Theo nghiên cứu của Nielson năm 2015 ở 60 nước, 83% họ bị tác động bởi thông tin trên mạng xã hội, từ người thân, gia đình, bạn bè, hay còn gọi là nhân tố F (F – factor). Nhân tố “F” bao gồm bạn bè (Friend), Người theo dõi (Follower hay Fan) và gia đình (Family). Người tiêu dùng trở nên thông minh hơn khi họ có thể tra cứu tất cả những thông tin liên quan đến sản phẩm chỉ bằng vài động tác trên gõ Google (70%) hay mạng xã hội (26%). Nhưng cũng chính người tiêu dùng quyết định mua hàng 1 cách rất cảm tính khi tình cờ thấy các comment, bài viết về sản phẩm từ một trong các nhân tố “F”. Đây là một nghịch lý. Tại Việt Nam, Với 51 triệu người dùng facebook và 32 triệu người luôn online hàng ngày (nguồn: Facebook), không khó để biết rằng, 1 sản phẩm muốn thành công phải tìm khách hàng ở đâu.

    Các nhân tố góp phần rất nhiều trong quá trình đưa ra quyết định mua sản phẩm. Quá trình này được hình thành qua nhiều bước khác nhau, Kotler gọi là 5A: Nhận thức (Aware), Cảm nhận (Appeal), Tra cứu (Ask), mua hàng (Act) và giới thiệu (Advocate). Ông đã thay hẳn quá trình AIDA đã phát triển từ vào những năm trước.

    Từ những bước phân tích về hành vi người tiêu dùng, Kotler đã đưa ra những chỉ số đánh giá mà một doanh nghiệp cần xem xét và cải thiện để thu hút khách hàng trong thời đại mạng xã hội chi phối. Mọi bước đều được đánh giá và quy ra những con số cụ thể chứ không chung chung. Ông rất độc đáo khi dùng phương trình Du Pont trong phân tích tài chính để đưa vào phân tích chỉ số BAR (Brand Advocacy ratio – Chỉ số quảng bá thương hiệu) và PAR (Purchasing Action Ratio – Chỉ số mua hàng). Từ đó, ông đưa ra những đề xuất cực kỳ chi tiết cho từng chỉ số, trong đó bao gồm kênh bán hàng, chiến lược thương hiệu, content marketing và kể cả hình thành những app dành cho mobile để cải thiện tỉ lệ tự quảng bá thương hiệu của người tiêu dùng.

    Rất nhiều thông tin hữu ích nữa.

    Cuốn sách đáng để xem và áp dụng.

    BUỔI TỐI CUỐI TUẦN AN LÀNH
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...