Khi nào được dừng uống thuốc tiểu đường?

Thảo luận trong 'Bệnh Viện, Phòng Khám, Công Ty Dược Phẩm' bắt đầu bởi dieuthuyenvtt, 5/2/23.

  1. dieuthuyenvtt

    dieuthuyenvtt New Member

    Khi nào được dừng uống thuốc tiểu đường?
    Uống thuốc tiểu đường có hại gì - Nhiều người cho rằng, bệnh tiểu đường phải dùng thuốc cả đời để điều trị. Nhưng trong một số trường hợp, bệnh nhân có thể sẽ được cân nhắc giảm liều thuốc hoặc tạm ngưng thuốc trong một thời gian. Cụ thể, những trường hợp đó là:

    • Chỉ số đường huyết ở các thời điểm trở về mức ổn định: HbA1c < 6.5%; chỉ số đường huyết lúc đói không quá 6 mmol/l, sau khi ăn 2 giờ nhỏ hơn 7.8 mmol/l. Và các chỉ số này phải ổn định liên tục ít nhất là 6 tháng.

    • Bệnh nhân sử dụng đúng cách và đúng liều lượng thuốc nhưng chỉ số đường huyết thường xuyên bị hạ: bệnh nhân có thể nhận biết qua các dấu hiệu như chân tay tê bì, thường xuyên mệt mỏi, đau đầu, hoa mắt, chóng mặt, đói,...
    Nếu có 1 trong 2 dấu hiệu trên, người bệnh sẽ được chỉ định giảm liều hoặc tạm ngưng sử dụng thuốc. Tuy nhiên, cần phải thực hiện chế độ sinh hoạt và ăn uống nghiêm ngặt theo hướng dẫn của bác sĩ. Khi được chỉ định ngưng sử dụng thuốc, bạn sẽ phải theo dõi chỉ số đường huyết tại nhà thường xuyên và thăm khám sức khỏe định kỳ để phát hiện có dấu hiệu bất thường hay không.

    [​IMG]

    Khi dừng uống thuốc tiểu đường phải có chỉ định của bác sĩ

    >> Tham khảo: bánh cho người tiểu đường

    Các biện pháp giúp ổn định đường huyết hiệu quả
    Để quá trình điều trị bệnh tiểu đường được hiệu quả hơn, bạn nên tạo ra cho mình một chế độ sinh hoạt hợp lý, lành mạnh. Ngoài ra, điều này có thể hạn chế việc sử dụng thuốc để điều trị cũng như giảm nguy cơ gặp các tác dụng phụ mà thuốc gây ra. Cụ thể:

    Không nên bỏ bữa, nhất là bữa sáng
    Bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày thế nên cần hạn chế nhịn bữa sáng. Ngoài ra, thay vì mỗi ngày 3 bữa có thể chia nhỏ thành 5 - 6 bữa trong ngày để hạn chế tụt đường huyết.

    Hạn chế hấp thụ các thực phẩm, thức ăn chứa nhiều đường
    Điều này nhằm giữ chỉ số đường huyết không bị tăng lên đột ngột, bởi nếu tăng nhanh sẽ gây nguy hiểm cho người bệnh. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường còn phải hạn chế ăn các thực phẩm nhiều dầu mỡ, giàu cholesterol, những chất này có thể tăng nguy cơ mắc phải máu nhiễm mỡ gây nhiều biến chứng cho người bệnh. Cần ăn uống nhạt, thường xuyên sử dụng các loại rau củ quả tốt cho bệnh nhân tiểu đường.

    Thường xuyên tập luyện thể dục thể thao
    Điều này là hoàn toàn có lợi cho người mắc bệnh tiểu đường. Thường xuyên tập luyện thể dục giúp cơ thể dẻo dai hơn, tăng cường hoạt động máu trong cơ thể, tăng cường độ đàn hồi của các mạch máu. Nhờ vậy, bệnh nhân có thể giảm thiểu nguy cơ mắc phải các biến chứng nguy hiểm. Do đó, bệnh nhân tiểu đường nên thường xuyên tập thể dục tăng cường sức khỏe ít nhất là 30 phút mỗi ngày.

    [​IMG]

    Tập luyện thể dục thường xuyên giúp giảm nguy cơ gặp các biến chứng nguy hiểm đến sức khỏe

    Hạn chế, hoặc bỏ ngay các chất gây nghiện
    Bỏ ngay thói quen hút thuốc lá và uống cà phê nếu bạn đang bị tiểu đường. Những tác nhân này khiến bệnh tình tiến triển xấu hơn và tăng nguy cơ xuất hiện các biến chứng có hại. Bạn có biết hoạt chất nicotin có trong thuốc là và cà phê kích thích hệ thần kinh, làm co mạch máu, khiến áp thực thành mạch tăng lên, làm cho huyết áp tăng cao.

    Rượu, bia là những đồ uống nên tránh đối với người bị tiểu đường. Uống nhiều rượu, bia có thể gây ra tình trạng gan nhiễm mỡ, tăng nồng độ mỡ máu, làm xuất hiện sớm các biến chứng tiểu đường.
    >> Xem thêm: tiền tiểu đường có hết không
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...