Những marketers muốn tìm hiểu về Customer insight cần biết điều này. Một giáo sư đại học cho điểm sinh viên theo thang điểm khác nhau như sau: Điểm trung bình cần phải đạt 70/100 điểm, đạt 70% tổng điểm. Điểm trung bình cần phải đạt 96/137 điểm, cũng đạt 70% tổng điểm Sinh viên không hài lòng với cách cho điểm thứ nhất. Tất cả sinh viên đều tính ngay được 70 điểm trên 100 điểm là đạt bao nhiêu phần trăm, họ tham chiếu kết quả theo số % đạt được. Thật bất ngờ, tất cả sinh viên đều rất hài lòng với cách cho điểm 96/137. Họ tham chiếu trên 96 điểm trên 137 điểm, và 137 số lẻ, không chia được ngay để biết đạt bao nhiêu %. Và họ hài lòng với số điểm 96 vì nó tạo cảm giác đó là điểm cao. Kết luận Nhận thức (chủ quan) chi phối thực tế (khách quan) và chi phối cả cảm xúc. Vì hai kết quả trên giống nhau, chỉ khác nhau về cách thức "tác động đến nhận thức" bằng cách thay chuẩn 100 thành 137 Với những con người kinh tế Econ, case 1 và case 2 chả có gì khác nhau. Với "Con người thực tế", họ nhìn nhận 02 cases hoàn toàn với cảm xúc khác nhau. Ví dụ trên được đưa ra bởi Richard Thatler, cha đẻ của kinh tế học hành vi, người vừa đoạt giải Nobel kinh tế năm 2017. Khái niệm con người Econ - con người kinh tế (Homo economicus) là của ông đưa ra trong cuốn sách “Tất cả chúng ta đều hành xử cảm tính”. Ông cho rằng nhiều quyết định của con người, kể cả các quyết định liên quan đến tài chính và số liệu, vẫn bị chi phối bởi bản năng, bởi yếu tố cảm xúc. Họ là những con người thực tế, không phải những Econ. Ví dụ trên là tham khảo khá hay cho những người làm nghề marketing trong việc đọc các số liệu báo cáo nghiên cứu thị trường và xác định Customer Insight. Đối với các báo cáo định tính (rút ra từ thảo luận nhóm), không có số liệu các đánh giá hành vi dựa vào quan sát và phân tích tâm lý trong quá trình thảo luận. Đối với các báo cáo định lượng (rút ra từ survey) cơ sở đánh giá là những con số từ các biểu đồ, bảng biểu phức tạp. Khá nhiều doanh nghiệp chi tiền cho nghiên cứu bài bản, nhưng sử dụng kết quả nhận được không thật hiệu quả. Nếu không có khả năng phân tích & khái quát hoá, các số liệu nhằng nhịt vô tình trở thành một “gánh nợ” khiến bạn bối rối và nhức đầu. Khách hàng không phải là những con người Econ. Khi đọc insight qua những số liệu (rất cần thiết), cần phải hiểu rằng đằng sau các con số là những cảm xúc, những tâm lý hành vi của những con người thực tế. Họ là những con người thực tế, không phải những con người Econ. BrandSon Plato Brand Academy