KHÁC BIỆT HÓA BẰNG CÁCH NÀO? (nội dung cũ rồi nhưng vô tình đọc lại thấy hay nên lại share).

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Xã Nga Thắng, 20/12/17.

  1. Skill for Change Case Study

    Workshop "Xây dựng hình ảnh cá nhân trên Facebook" vốn là một đề tài thú vị. Tuy nhiên chủ đề không mới và cá nhân tôi không phải là người quá thành công trong việc sử dụng Facebook.

    Khi được mời với tư cách đơn bị bảo trợ, định hướng chuyên môn, tư duy đơn thuần, chúng tôi sẽ mang 1 slide đến và bằng kiến thức hoặc kỹ năng, bla bla một lúc rồi Q&A là xong.

    Sinh viên và khán giả có thể cũng không cần gì hơn.

    Vì họ chưa bao giờ có trải nghiệm khác!

    KHÁC BIỆT ĐỂ LÀM GÌ?

    Chủ đề xuyên suốt của các Workshop là "Skills for CHANGE" đã khiến tôi phải suy nghĩ. Chúng ta không thể có kết quả MỚI với cách làm CŨ.

    Đặc biệt với các bạn sinh viên, nhóm khách hàng mục tiêu của sự kiện. Các bạn không đòi hỏi cao về chuyên môn mà quan tâm đến tính thực tế, hữu ích và VUI VẺ - "Less serious More FUN".

    Trong quá trình kinh doanh và bán hàng cũng vậy; nếu doanh nghiệp đang làm rất tốt. Không nhất thiết phải thay đổi. Trường hợp không bán được hàng; hoặc sử dụng mô hình ansoft mở sang thị trường mới hoặc sản phẩm mới. Hãy nhớ câu thần chú:

    KHÔNG THỂ CÓ KẾT QUẢ MỚI BẰNG CÁCH LÀM CŨ.

    Như đã phân tích; để thay đổi trước tiên chúng tôi dựa trên phân tích khách hàng mục tiêu (và cơ hội thị trường). Sau đó mới chọn cách thức khác biệt phù hợp.

    Trong trường hợp này chúng tôi chọn thay đổi Format (kịch bản) của sự kiện. Đã FUN là phải có Game. Đã dùng game là phải có người dẫn trò và người chơi.

    Khác với Gameshow truyền hình, khán giả vẫn chỉ là người xem. Gameshow của Skills for Change thay đổi thêm 1 bước mới, đưa toàn bộ người XEM trở thành người CHƠI. Thay vì là một " chuyên gia" đến chia sẻ kinh nghiệm, chúng tôi sẽ lùi về phía sau trở thành người dẫn dắt và định hướng.

    Tuy nhiên. Nếu chỉ dừng lại ở Game thì không mới so với các kiểu Team Building phổ biến.

    Game của Skills for Change vẫn phải bám sát vào "năng lực cốt lõi" và các nguồn lực của team. Game không chỉ để vui mà phải mang tính định hướng, dẫn dắt và là những bài học trải nghiệm với kịch bản xuyên suốt.

    USP của workshop đã được sáng tạo và định hình qua quá trình nghiên cứu và brainstorming như vậy.

    KẾT QUẢ SỰ KIỆN

    Hơn 40 khán giả - người chơi và 3 diễn giả chính gồm Nhà Báo Chu Minh Vũ, MC, ThS Trịnh Lê Anh và Đặng Thanh Vân đã say sưa chơi đến hơn 4 giờ không muốn về (sự kiện từ 2h00 và tận 6h30 mới kết thúc). Người chơi có cả những anh chị lớn tuổi, là chuyên gia Train the Trainner. Cuối buổi chị đã khẳng định "rất tuyệt, tôi sẽ thay đổi cách nghĩ về Facebook".

    Dư âm rất tốt và Team triển khai đã nhận được lời khen ngợi xuất sắc từ chính Thầy hướng dẫn dạn dày kinh nghiệm thực chiến Trịnh Lê Anh.

    KHÁC BIỆT VÀ ĐỊNH VỊ LÀ MỘT QUÁ TRÌNH TẬP TRUNG KIÊN ĐỊNH

    USP nói trên vẫn khá yếu; dễ dàng sao chép và không "hiếm có khó tìm". Hầu hết các doanh nghiệp SMEs đều gặp phải tình trạng này.

    Để Skills for Change thực sự tạo dấu ấn "bám rễ vào khách hàng mục tiêu"; đòi hỏi team thực thi phải rèn luyện, trau dồi và focus để thực sự trở thành mạnh nhất, trong thời gian xác định.

    Chiến lược là sự lựa chọn. Doanh nghiệp SMEs yếu không phải vì thiếu về nguồn lực; mà vì lan man mỗi chỗ 1 chút và không chịu tập trung để trở thành giỏi nhất.

    FOCUS TO BE THE BEST.

    Đặng Thanh Vân
    Chuyên gia tư vấn Chiến lược thương hiệu
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...