Người THÁI ĐÃ THẮNG NÔNG NGHIỆP VIỆT NAM TA NHƯ THẾ NÀO. KAIZEN là thuật ngữ Nhật bản mô tả sự thay đổi liên tục để tốt hơn gọi nôm na là sự cải tiến. Trong thời gian qua so Việt Nam khâu đóng gói của Thái có điểm nào vượt trội hơn chúng ta không anh chị nhỉ? Chúng ta thấy THái Lan có tẬp trung làm nông nghiệp công nghệ Cao Hữu Cơ ầm ầm không anh chị nhỉ? Có rất nhiều nguyên nhân để Thái Lan có thể thắng chúng ta trên trường nông nghiệp nếu nói là Thái Lan có vị thế trên trường nông nghiệp thì phải tính đến kaizen cả về giá, bao bì, chất lượng. Nguyên nhân là họ hướng đến tối ưu cho người tiêu dùng chứ không chạy theo giá như Việt Nam. Nông nghiệp Thái Lan nếu tính đến sự sáng tạo, liên tục cải tiến mẫu mã, nâng dần chất lượng sản phẩm điều đó giúp họ đa dạng hoá và tối ưu cả rác nông nghiệp. Khi Việt Nam chúng ta bỏ hết công sức, sức lực vào nguồn nguyên liệu với giá thành hết sức cao. Bởi sự đầu tư cao. Chúng ta bón phân hữu cơ, giá rất cao nhưng chúng ta có biết định giá sản phẩm phân hữu cơ giá như thế nào không? Khi chúng ta loay hoay với nó chúng ta quên rằng khâu tính chế, bảo quản, xử lý sau khi thu hoạch đó mới là vấn đề cũng cực kì quan trọng. Thuế, giá đội đầu tư sản phẩm chính là nguyên nhân chính nâng cao giá trị thực của sản phẩm trên thị trường. Làm giảm khả năng cạnh tranh. Đó là do ta không chú trọng đến những vấn đề này để làm thành một hệ sinh thái cung ứng giải pháp cho đầu tư vùng nguyên liệu. Cầm nguyên liệu thô giá cao so với các nước chúng ta tinh giảm mọi thứ lãi xứng đáng được nhận sau sản xuất chỉ vì sự tồn tại của nền nông nghiệp. Buộc chúng ta sống lay lất hoặc là bị đô hộ nông nghiệp theo kiểu mới. Phần nhỏ theo thị trường ảo còn sống như một tiểu tư sản giữa dung lượng thị trường thật màu đỏ. Làm nông nghiệp mà không tính đến hiệu quả, không mang lại lợi nhuận thì nói gì đến nâng tầm nông nghiệp lên một vị thế mới của thế giới. Tôi băng khoăn khi viết bài này, chúng ta một đoàn tàu, chúng ta không có bộ phận phân tích tính thực thi của một đề án, một mảng, một nền nông nghiệp. Hiện tại vấn đề chúng ta thấy, giá trị sản phẩm phải cân bằng với thương hiệu sản phẩm. Thương hiệu sản phẩm phải mang độ phủ và tầm ảnh hưởng trên thương trường bằng tổng thể chất lượng, số lượng, giá cả và ích lợi thực tiễn mang lại cho chính sản phẩm, doanh nghiệp, nền nông nghiệp của chúng ta. Nếu chịu ngồi ngẫm kỹ họ đi từ khâu bảo quản, xử lý rồi mới tái đầu tư nguồn nguyên liệu để tiếp tục một chiến lược. Và quan trọng họ không bán sản phẩm cho khách hàng, họ mang lại sản phẩm tôn trọng người tiêu dùng, từ mẫu mã, nhiều sự lựa chọn, đến giá thành, chất lượng. Chúng ta thì sao? Cái tâm và cái tầm phải đi đôi. Khao khát phải đi với sự thông sáng. Kaizen chính là điều mà Thái Lan đã đánh rớt thị trường Việt Nam! Trước khi tung chiêu " sạch" làm ta bối rối. Ngẫm ngồi trò chuyện với người đi trước vài mươi năm, mới nhận thấy tầm nhìn của họ. Bản thân tôi ngẫm về điều này trước khi viết ra để chúng ta nhận dạng. Chúng ta có đang bị cuốn vào một nền nông nghiệp không định hướng chăng? Bạn và tôi, chúng ta có đang bị lãng phí thời gian, tiền của, trí lực vào lỗ hổng chưa định chăng? Nói thế không có nghĩa chún ta đi sai hướng, nhưng có lẽ chúng ta nên nghiêm túc tìm cho mình một điểm tự, một vị trí xuất phát khi đi với con đường chúng ta lựa chọn. Nó còn sâu, và xa hơn những gì chúng ta nghĩ. Một con đường vẽ lên mà hướng đi sai có thể kéo theo cả một hệ luỵ. Chúng ta nên làm thế nào? Chúng ta nên làm thế nào?