Hướng dẫn điều trị viêm da tiếp xúc côn trùng ( Kiến 3 khoang)

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Adrenalin, 5/3/19.

  1. Adrenalin

    Adrenalin Member

    - Bệnh do một loại côn trùng vùng nhiệt đới nóng, ẩm có tên khoa học là Paederus hay còn gọi là kiến khoang (hay kiến kim, kiến lác, kiến nhốt, kiến cằm cặp, kiến cong đít...)
    1. Chẩn đoán:
    * Lâm sàng:
    - Tại vị trí côn trùng đốt, bị chà xát xuất hiện phản ứng viêm da. Ban đầu chỉ có một hoặc vài đám da đỏ, dài như vết cào xước, hơi phù nề, kích thước từ vài mm đến vài cm. Sau vài giờ hoặc một ngày xuất hiện mụn nước, bọng nước giữa dát đỏ.
    - Nếu bệnh nhẹ, người bệnh chỉ cảm thấy rát, ngứa, nổi một vài vết đỏ lấm tấm kèm mụn nước, mụn mủ nhỏ. Sau 3-5 ngày, tổn thương khô mà không thành phỏng nước, bọng mủ. Nếu nặng hơn, thương tổn rộng, bọng nước, bọng mủ nông lan rộng, có thể trợt loét, hoại tử.
    - Vị trí: bất kỳ nơi nào nhưng hay gặp ở các vùng da hở. Khi bị tổn thương ở mắt có thể có sưng nề, trợt đỏ, chảy nước mắt; các vị trí khác như nách, bẹn, sinh dục... có thể gây sưng đau làm hạn chế đi lại.
    - Cơ năng: bỏng rát, ngứa. Nếu bội nhiễm sẽ thấy đau nhức, khó chịu.
    - Toàn thân: một số trường hợp tổn thương lan rộng có thể gây đau nhức, sốt, mệt mỏi, nổi hạch cổ, nách, hoặc bẹn tùy theo vùng tổn thương.
    * Cận lâm sàng:
    Không có gì đặc biệt, một số có phỏng mủ lan rộng, hạch sưng to, bạch cầu có thể tăng cao.
    2. Điều trị
    Điều trị tại chỗ là chủ yếu, tùy theo giai đoạn tổn thương.
    a) Tại chỗ:
    - Ngay khi bị tổn thương: có thể dùng nước muối sinh lý (NaCl 9%0), rửa tổn thương 3-4 lần/ngày nhằm giảm bớt độc tố của côn trùng. Tránh kì cọ làm tổn thương lan rộng.
    - Khi các tổn thương đỏ, đau rát: dùng các thuốc làm dịu da, chống viêm như các loại hồ (hồ nước, hồ Tetra-Pred) hay các loại mỡ kháng sinh ( có thể phối hợp với corticoid) bôi 2-3 lần/ngày.
    - Trường hợp bọng nước, bọng mủ: chấm dung dịch màu milian, castellani,
    nước thuốc tím pha loãng...bôi 1 -2 lần/ngày.
    b) Toàn thân: thường không cần phải điều trị
    - Trường hợp thương tổn lan rộng, bọng mủ rộng và có dấu hiệu nhiễm trùng toàn thân: kháng sinh uống: có thể chọn nhiều KS như Cephalexin, cefuroxim, doxycyclin, clindamycin, …
    - Dùng thuốc kháng histamin để giảm ngứa, giảm kích ứng da.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...