Hiện nay chỉ EU, Úc, và mới đây là Đài Loan và Kampuchia cấm dùng eythylen oxide

Thảo luận trong 'Dược Phẩm' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 29/8/22.

  1. Hôm qua đọc lại bản thảo bộ sách attp đang viết dở dang, đến chương “Xoay quanh quả trứng”, tôi cao hứng trích một đoạn ngắn về lòng trắng trứng, post lên fb thử xem thiên hạ nghĩ gì. Không ngờ hiểu trớt quớt đủ kiểu . Vụ trớt quớt này nói sau.
    Cũng status hôm qua có một comment lạc đề, “Bác ơi đang có drama Omachi, bác có thể giảng giải cho mọi ng bớt hoang mang ko ạ”. Lạc đề, nhưng lại thiết thực. Tôi trích ra đây từ bản thảo sách attp, bài liên quan đến mì gói ethylen oxide. Hiện nay chỉ EU, Úc, và mới đây là Đài Loan và Kampuchia cấm dùng eythylen oxide.
    Cũng xin nói luôn, tôi vẫn ăn mì gói lai rai, nhưng không phải mì gói Omachi. Không ăn mì Omachi vì không thích kiểu marketing bá đạo của Masan, có cho cũng không ăn.
    [​IMG]

    Không thích là một chuyện, nhưng khoa học là khoa học, tôi viết mì gói ethylen oxide theo hiểu biết của tôi. (Vtt)
    -----------------------------------
    Mì gói có chất ung thư ethylen oxide
    - Vũ Thế Thành
    Khi đại dịch đang ở cao điểm lockdown tháng 8 năm 2021, thì bùng nổ vụ mì gói xuất sang Châu Âu bị trả về vì có ethylen oxide, một chất được cho là có thể gây ung thư.
    * Ethylen oxide (EtO) là chất gì?
    Ethylen oxide không phải là phụ gia thực phẩm để thêm thắt đưa vào chế biến. Mà nó được dùng ở dạng khí dung để phun vào nông sản như các loại hạt, đậu, gia vị để diệt khuẩn và nấm mốc. Vì là chất khí, EtO sẽ bay hơi, một số ít còn tồn đọng trong thực phẩm. Mì gói nếu có tạp EtO là do lẫn trong gói bột nêm.
    Khí EtO là chất gây ung thư qua đường hô hấp đã được khẳng định. Tuy nhiên, khí EtO tản mác rất nhanh trong không khí, nên tác hại của khí EtO có tính nghề nghiệp, chủ yếu xảy ra ở nhà máy sản xuất khí EtO, hoặc dùng EtO làm nguyên liệu.
    * Nhưng liệu EtO có gây ung thư qua đường tiêu hóa?
    Còn dư lượng EtO đọng lại trong nông sản thì sao? Nói cách khác, EtO lây qua đường tiêu hóa, ăn uống có tác hại không?
    Khi EtO có mặt trong thực phẩm, nó dễ dàng chuyển hóa thành ethylen glycol, hoặc các halogenur như 2-chloroethanol (2-CE) và 2-bromoetanol. Khi tính dư lượng để kiểm tra an toàn thực phẩm, những chất chuyển hóa này đều quy thành EtO.
    Những chất vừa nêu (kể cả EtO), dù chưa có bằng chứng gây ung thư ở người, nhưng thí nghiệm trên động vật cho thấy có thể gây ngộ độc gen. Như vậy, nếu ăn thực phẩm có dư lượng EtO có hại không? Đây là vấn đề khoa học còn tranh cãi.
    Cũng vì còn tranh cãi, nên mỗi quốc gia có những quy định khác nhau về EtO trong thực phẩm.
    * Châu Âu và Mỹ-Nhật đối chọi nhau về EtO
    Châu Âu (EU) không cho phép dùng EtO trong khử trùng nông sản, như một giải pháp “giết lầm hơn bỏ sót”, và xem chất EtO như là thuốc trừ sâu. Năm 2003, Úc cũng theo chân EU, cấm dùng EtO. Mức dư lượng tối đa cho phép tùy vào loại thực phẩm.
    Trong gia vị (với mì gói, hiểu là bột nêm), mức dư lượng mà EU cho phép siêu thấp, theo hướng zero tolerance, không vượt quá 0,1 mg /kg (gồm EtO và các chất dẫn xuất).
    Tuy nhiên, Hoa Kỳ và Canada vẫn cho phép dùng EtO trong bảo quản nông sản, với giới hạn dư lượng nới rộng hơn nhiều so với EU. Cụ thể, với gia vị, mức EtO không quá 7 mg/kg, và chất dẫn xuất 2-CE không quá 940 mg/kg - nghĩa là gấp 70 lần so với quy định của Châu Âu.
    Còn “nguyên quán’ mì gói, Nhật Bản không thấy đưa quy định về chất EtO.
    * Ăn mì gói, theo Mỹ hay Châu Âu?
    Các loại bánh có hạt như hạt điều, hạt óc chó, hạt dẻ, và các loại gia vị như bột tiêu, bột nghệ, bột gừng, ớt khô, mè, các gói gia vị hỗn hợp (như gói bột nêm trong mì gói) rất dễ nhiễm vi sinh như khuẩn Salmonella, E. coli, nấm mốc, men, nên thường được các cơ quan an toàn soi mói rất kỹ. EtO là chất lý tưởng kinh điển để tiêu diệt những mầm bệnh này mà không gây tổn hại đến mùi vị sản phẩm, như các phương pháp diệt khuẩn khác như chiếu xạ.
    Quy định về an toàn thực phẩm mỗi nước khác nhau là chuyện thường, không thể căn cứ vào đó để đánh giá nước này quy định ngặt hơn, nước kia lỏng lẻo hơn để tôn vinh hay lên án.
    Đơn cử một thí dụ mới đây thôi. Đó là vụ tương ớt Chinsu dùng chất bảo quản benzoate bị cấm ở Nhật, xuất qua đó, đã bị thu hồi sản phẩm. Nhưng châu Âu và Mỹ lại không cấm dùng benzoate trong tương ớt, kể cả Việt Nam. Chẳng lẽ nói Mỹ và EU cẩu thả về an toàn thực phẩm hơn Nhật Bản?
    Với trường hợp chất EtO trong mì gói cũng thế. Mỹ, Canada, hay Nhật Bản cho phép dùng EtO, nhưng không thể nói họ xem thường sanh mạng dân của họ được. Người Mỹ thực tế, cần bằng chứng hơn lý thuyết.
    Muốn ăn mì gói theo tiêu chuẩn Châu Âu hay Mỹ là quyền chọn lựa của bạn.
     

    Các file đính kèm:

    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...