HỎI ĐÁP NHANH VỀ SET UP BUSINESS MANAGEMENT

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 16/7/17.

  1. 1. Đọc bài em anh thấy rất hay, anh rất quan tâm về chiến lược, Marketing tổng thể, Brand Identity, kế hoạch bán hàng, leadership, management, execution.

    Doanh số anh hiện tại bao nhiêu. Em hỏi để giúp anh. Không việc gì phải ngại ạ.

    Cũng ít à em.

    Nếu ít thì theo em anh tạm quên những vấn đề trên. Việc anh cần làm là xác định được sản phẩm của anh có đáng đầu tư (Market size đủ lớn), có đủ tốt hay không và ai bán được nó. Vậy thôi.

    2. Em sẽ mang lại được gì cho anh trong vòng 2 tháng tới nếu em làm giám đốc điều hành.

    Em sẽ từ chối không làm cho anh luôn. Cần doanh số trong ngắn hạn nhưng thuệ một strategic planner để set up mục tiêu dài hạn (Long-term objectives) và hỏi câu 2 tháng nữa tôi được gì. Hơi vô lý.

    Đôi khi chủ DN không hiểu rõ thật sự cái họ thật sự cần. Cần tăng doanh số với nguồn lực còn hạn chế hiện tại, nên chọn một sales thực chiến hơn là một strategic partner.

    3. Sản phẩm của em rất tốt.

    Có số liệu chứng minh không? Không. Tốt với ai và tốt trên hệ qui chiếu nào. Và nếu có con số để chứng minh thì sẽ hay hơn là nói cảm tính. Em ạ. Mà cứ tinh thần là anh ở đây để phản biện em nhé. Anh không bàn lùi. Anh chỉ đang tiết kiệm chi phí cho em: Tiền, chi phí rủi ro, chi phí cơ hội, chi phí chìm. Vì nếu em nhắm mắt làm. Nghĩa là em tự đốt tiền của mình mà thôi. Vấn đề nào cũng có logic của nó. Em không tìm ra không có nghĩa là nó không tồn tại.

    4. Em không giữ được người, em cho rằng nhân sự em không đủ tốt. Họ chẳng có được một thái độ tốt như bài anh chia sẻ.

    Em hãy là một người sếp tốt trước, em sẽ có những nhân sự tốt tiếp sau đó. Em muốn nhân viên nghĩ tới KH, em hãy nghĩ cho họ trước. Em muốn co-founder giỏi và trách nhiệm. Em cũng phải như thế trước tiên.

    Mà anh để ý thấy. Anh chưa thấy công ty nào nhân sự không ổn định lại có khả năng phát triển mạnh trong tương lai cả. Mà đa phần là do leading style (phong cách lãnh đạo) có vấn đề.

    Cách giao tiếp có nhiều kiểu. Cách góp ý cũng có nhiều cách. Nhưng người thì được nhân viên quí mến, người thì không. Hãy cứ trách mình trước, em nhé.

    Anh cho rằng khi tiếp nhận bất kì một vấn đề nào mới mẻ, em sẽ rất ngạc nhiên khi anh không ủng hộ em. Vì bất kì vấn đề nào phát sinh đều là câu chuyện 2 chiều (2-side story), và mỗi người đều có cách và đủ lý do hợp lý để bảo vệ quan điểm cá nhân. Rất tiếc, anh là người thích nhìn ra điểm bất hợp lý đó.

    5. Doanh thu em cả tỉ bọ. Tầm nhìn em rất hoành tráng.
    Ok. Mấy thứ đó để tính sau. Chúng ta luôn có 2 mặt của một vấn đề: Mặt nổi và bề chìm. Anh chỉ tới đây để nghe về phía bên kia của sự thật. Không phải để bóc mẽ em, mà để nghe khó khăn thật sự của em và chính anh là người sẽ tìm ra giải pháp cho nó.

    DN nào cũng tốt rồi thì cần gì đến mình cơ chứ. Mà thường thì khi nào vào sâu trọng nội bộ mới thấy được hết những thứ cần thấy. Chi bằng, em nói luôn cho anh ngay bây giờ, em chỉ tốn 1 ly cà phê, còn theo chiều ngược lại, em sẽ tốn rất nhiều tiền và công sức trong tương lại đấy, mà lại chẳng giải quyết được vấn đề gì.

    6. Nhân sự phù hợp là như thế nào anh?
    Phù hợp nghĩa là DN chọn người, và nhân sự cũng chọn DN. Phù hợp về văn hóa, về con người, về triết lý, về chuyên môn, về payment, về sếp trực tiếp, về kì vọng, về qui tắc ứng xử, phù hợp với các nhân sự hiện tại nữa.

    Và, phải phù hợp những .. yêu cầu bắt buộc "phải" có từ 2 phía. Những yếu tố khác có thể du di, nhưng nếu phạm phải các yếu tố này, cho dù giỏi tới đầu, anh cũng sẽ loại bỏ nó em ạ.

    Đừng chọn dao mổ bò để mổ gà, và cũng đừng chọn mổ gà để làm một công việc quá sức của họ mà họ không có khả năng đáp ứng trong một thời gian quá ngắn.

    Nhân sự keys thì phải chịu khó bị tuyển dụng lâu. Nhân sự tâm thế học hỏi thì chọn thái độ đúng đắn. Nhân sự chuyên môn thì phải giải quyết được công việc. Vậy hen.

    7. Tầm nhìn và sứ mệnh có cần không anh?
    Cần. Nhưng cái cần ở đây không phải là việc chúng ta nên có tầm nhìn và có sứ mệnh hay không. Mà việc xác định chúng là gì, nó quan trọng hơn.

    Tầm nhìn là thứ khi mỗi sáng em thức dậy, em đều nghĩ tới nó đầu tiên, và khi em nghĩ tới nó, nó thôi thúc em hành động ngay, tập trung và liên tục để hiện thức hóa tầm nhìn. Anh thấy những người anh tiếp xúc họ kêu rằng không cần tầm nhìn. Anh lại nghĩ rằng tầm nhìn họ vạch ra chưa phải là tầm nhìn thực sự của họ. Có thể là copy, hoặc họ hiểu chưa đúng. Hiểu chưa đúng thì tầm nhìn sẽ trở nên xáo rỗng và buồn cười, thế thôi.

    Sứ mệnh phải hướng tới việc tạo ra giá trị cho xã hội, cho con người và đằng sau nó là một câu chuyện, một nguyên nhân sâu xa và cốt lõi khiến em phải mở ra doanh nghiệp của mình và theo đuổi sứ mệnh đó. Dĩ nhiên, DN nào lập ra chẳng vì sinh lợi. Nhưng sứ mệnh là thứ vượt qua những đồng tiền hay sinh lợi bình thường.

    Ai cũng muốn giàu có và hạnh phúc. Nhưng họ sẽ được yêu quí hơn nếu việc họ làm hằng ngày, đó là vì người khác, vì xã hội, vì cộng đồng. Em nhé.

    8. Khi nào em cần hoạch định chiến lược dài hơi và cần một strategic partner hả anh?

    Khi nào em cảm thấy việc KD của mình ổn định, nhưng mãi không có bước đột phá, hãy tìm một người có khả năng cho em những lời khuyên dài hạn em nhé.

    Phần 2: 8 câu hỏi đáp nhanh tiếp theo về set up business management.

    Phung Le Lam Hai
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...