Nhân dịp đọc bài của Mr Tri Quang La trong Gr nói về việc bảo vệ công ty phá hỏng sự cố gắng của Sales và làm mất khách của công ty. Tony muốn chia sẻ thêm chút với mọi người về chủ đề này. Một vài lần tôi cũng bị bảo vệ coi thường, nhưng "vết thương lòng sâu nhất" mà tôi không quên được là vào khoảng năm 1999 hay 2000 gì đó, bảo vệ nhà hàng L trên đường Đồng Khởi đã từ chối giữ xe khi thấy tôi và Thầy tôi chạy xe "cánh én" cũ đến ăn trưa. Họ kêu chúng tôi đi gửi xe ở cách xa. Thế là nhà hàng L mãi mãi mất "mối ruột" là .... ông Thầy tôi. "Nhắc lại chuyện cái ao" không phải để chỉ trích hay chê trách gì. Mà để mọi người nhìn thấy vì sao gần 20 năm mà chúng ta vẫn gặp mấy người làm việc như vậy? Thưa vâng. Đó là do "thuộc tính dân tộc" của đa số người Việt ta là thế. Muốn thay đổi thì phải đào tạo cho họ, chứ không thì 20 năm sau chúng ta cũng vẫn sẽ gặp trường hợp như vậy. Năm 1995 khi Mỹ và VN "bình thường hóa quan hệ" các công ty của Mỹ bắt đầu đầu tư vào VN, họ đã bỏ tiền ra thuê một tổ chức là Viện Xã hội và Thống kê của Mỹ nghiên cứu "đặc điểm và thuộc tính dân tộc của lao động VN" để họ hiểu thêm về con người của chúng ta mà ứng xử cho phù hợp. Viện này đưa ra 10 đặc điểm và thuộc tính của lao động VN. Trong đó có một thuộc tính liên quan đến bài viết này, đó là "Cần cù, chịu khó và dễ thích nghi nhưng ít khi làm tới nơi tới chốn". Truyền thông của ta chỉ trích vế đầu để đăng. Thế nên mọi người ai cũng tự hào là người VN ta Cần cù, chịu khó và dễ thích nghi với môi trường mới. Còn cái vế sau quan trọng thì để cho tụi Mỹ nó đọc. Trở lại chủ đề này, người giữ xe đã không được đào tạo tư duy làm việc chuyên nghiệp. Họ không hiểu rằng họ là người rất quan trọng của công ty. Họ là người đầu tiên tiếp xúc với khách hàng. Nếu khách hàng ấn tượng với họ thì khách sẽ có cảm tình với công ty rất nhiều ! Còn nếu khách hàng bực mình họ thì khách sẽ mang nỗi bực ấy trút vào cuộc làm việc với công ty. Đấy , chúng ta làm không đến nơi đến chốn là vậy đấy ! Chúng ta khi mua hàng mà nhìn thấy dòng chữ "Make in Japan" thì có đắt hơn hàng hóa cùng loại chúng ta cũng mua. Bởi vì chúng ta ấn tượng với người Nhật về tính "làm đến nơi đến chốn". Còn chúng ta thì sao? Thêm chữ "Ít khi" vào nữa là ra kết quả! Có một câu nói rất hay đại ý là : "Nếu tôi không thể làm được việc vĩ đại, thì tôi sẽ làm công việc của tôi theo cách của người vĩ đại". Thế nên muốn không bị mất khách một cách lãng xẹt nữa thì các nhà Quản lý hay Chủ doanh nghiệp hãy "quán triệt tư tưởng" làm việc theo cách của người vĩ đại đến từng nhân viên của mình, kể cả bảo vệ hay giữ xe thì họ cũng phải trở nên vĩ đại theo cách riêng của họ nhé ! Hi vọng sau khi đọc bài này thì hàng vạn nhà Quản lý và Chủ doanh nghiệp trong Gr mình sẽ cùng nhau làm cho hàng trăm nghìn nhân viên của mình bỏ được thuộc tính dân tộc do nhà Mẽo dán nhãn cho ta nha. Cảm ơn mọi người đã đọc Tony phan - Trai ngoan dòng họ Phan.