GIÚP TRẺ BỨT PHÁ CHIỀU CAO GIAI ĐOẠN DẬY THÌ

Thảo luận trong 'Bệnh Học' bắt đầu bởi Nhà thuốc Đức Hàng Mã, 2/8/22.

  1. Dậy thì là cơ hội vàng để tăng chiều cao cho trẻ. Trong giai đoạn này, trẻ sẽ có 1-2 năm chiều cao tăng vọt từ 8 – 12 cm, thậm chí 15cm/năm nếu được chăm sóc khoa học.
    Sai lầm thường gặp là bố mẹ không biết chính xác khi nào trẻ dậy thì, cố gắng tăng cường dinh dưỡng cho con nhưng sai cách dẫn đến trẻ phát triển cân nặng hơn là chiều cao hoặc thậm chí là có nguy cơ dậy thì sớm, dẫn đến sụn tăng trưởng đóng lại nhanh chóng và trẻ không cao được.
    Thực ra rất khó để biết chính xác năm nào trẻ sẽ tăng vọt chiều cao vì sự phát triển của mỗi trẻ là khác nhau, nên cần đảm bảo dinh dưỡng hợp lý trong suốt quá trình dậy thì để đảm bảo trẻ có thể tăng chiều cao tối ưu.
    - Dấu hiệu nhận biết trẻ dậy thì:
    + Trẻ gái: Trẻ em gái thường dậy thì sớm hơn so với trẻ em trai. Ở trẻ gái, tuổi dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 10 - 12 tuổi và kết thúc vào khoảng thời gian 15-17 tuổi. Các biểu hiện chung của dậy thì bao gồm: tăng nhanh vọt của chiều cao, có lông mu, lông nách, mụn trứng cá, thay đổi tính khí, mùi cơ thể. Điểm đặc trưng của em gái là tuyến vú bắt đầu phát triển, có chu kỳ kinh nguyệt.
    + Trẻ trai: Tuổi dậy thì thường bắt đầu vào khoảng 12 -13 tuổi và kết thúc vào khoảng 17-18 tuổi. Các biểu hiện chung cũng giống em gái, ngoại trừ sự tăng kích thước thể tích tinh hoàn, di tinh và mộng tinh.
    - Làm thế nào để trẻ bứt phá chiều cao giai đoạn dậy thì?
    + Chế độ DINH DƯỠNG ĐA DẠNG và CÂN BẰNG cực kỳ quan trọng. Tinh bột vẫn chiếm 30% khẩu phần ăn, chất đạm 20%, chất béo 20%, vitamin và khoáng chất từ rau quả 30%. Mọi người hãy tham khảo thành phần dinh dưỡng tại bảng 1 trong hình. Nên nhớ giai đoạn này không nên bồi bổ quá đáng có thể làm trẻ bị dậy thì sớm. Một số loại thực phẩm cần tránh là:
    • Đồ ngọt, đồ ăn chế biến sẵn, thức ăn nhanh, nước ngọt có ga: làm tăng khả năng trẻ bị mập phì, không những hạn chế chiều cao mà còn làm ảnh hưởng nội tiết của trẻ, dẫn đến dậy thì sớm. Lười vận động làm giảm lượng melatonin (1 chất cần thiết cho giấc ngủ, chống oxy hoá và hoạt động sinh lý tế bào) cũng làm tăng khả năng dậy thì sớm.
    • Tiếp xúc nhiều với hoá chất gây mất cân bằng nội tiết như BPA (bisphenol A), BPA thường được thấy trong các hộp nhựa đựng thức ăn không tốt. Nên sử dụng loại hộp nhựa không có thành phần BPA.
    • Thịt cổ gia cầm: thường có chứa nhiều thuốc tăng trọng, ảnh hưởng hormone và kích thích dậy thì sớm.
    • Những loại thuốc bổ không rõ nguồn gốc: canh gà thuốc Bắc, gà tần nhân sâm … đa phần đều chứa hormone tăng trọng.
    + CANXI: Nhu cầu canxi giai đoạn này vào khoảng 1000-1300mg canxi/ngày. Thực phẩm giàu canxi là: sữa, sữa chua, cải rổ, rau dền, hạnh nhân … chi tiết xem lại bài viết trước của mình.
    + VITAMIN D: Giai đoạn này đặc biệt cần thiết cho tăng chiều cao của trẻ, liều dự phòng cần thiết là 800 IU/ngày. Ngoài việc giúp tăng chiều cao, bổ sung vitamin D3, K2 giai đoạn này còn giúp tăng khối lượng xương đỉnh – rất có giá trị cho sức khoẻ của trẻ giai đoạn sau này. Thiếu vitamin D còn được xem ảnh hưởng đến cân nặng.
    Nghiên cứu của TS. Rich-Edwards từ trường Đại học Havard trên trẻ em độ tuổi dậy thì ở Mông Cổ cho thấy, trẻ được bổ sung 800 IU vitamin D3/ngày tăng chiều cao tốt hơn xấp xỉ 1cm chỉ trong 6 tháng so với trẻ không được bổ sung vitamin D3 (bên cạnh mức tăng trung bình) [1].
    Nhiều nghiên cứu ở Mỹ, Mexico và Hàn Quốc chứng minh rằng thiếu vitamin D có thể dẫn đến thừa cân, mập phì ở trẻ em, ngoài ra thiếu vitamin D còn làm chậm sự tăng trưởng của trẻ [2, 3]
    + Trong giai đoạn dậy thì và sau dậy thì, bé gái có xu hướng tăng kích thước và lượng mỡ dự trữ, cũng có 1 số nghiên cứu cho thấy sự thèm ăn vặt cũng gia tăng. Do đó, bé gái nên chú ý cân đối vận động và năng lượng ăn vào để tránh gia tăng BMI.
    + VẬN ĐỘNG: Trẻ cần tập thể dục thường xuyên, trên 60 phút/ngày để đảm bảo thể chất phát triển bình thường. Các môn thể thao tốt cho xương và chiều cao nên được thực hiện 3 lần/tuần. Bơi lội, cầu lông, bóng rổ, bóng chuyền, đá bóng, đạp xe, xà đơn, nhảy dây, chạy bộ… đều có lợi cho chiều cao.
    Nếu trẻ dành thời gian rảnh rỗi để xem TV, chơi trò chơi điện tử hoặc tham gia vào các hoạt động cố định khác thay vì chơi ngoài trời có thể bị suy giảm sự phát triển của xương. Khi hoạt động thể chất được tăng cường, xương dày đặc và chắc khỏe hơn.
    + GIẤC NGỦ: Áp lực học hành vẫn là nỗi “ám ảnh” khiến trẻ không có thời gian vận động thể thao, thường xuyên ngủ muộn và không đủ giấc. Do đó giai đoạn này bố mẹ và con nên lập thời gian biểu và sắp xếp thời gian hợp lý để đi ngủ sớm và đủ giấc. Trẻ cần đảm bảo ngủ đủ từ 9-10 tiếng/ngày, ngủ sớm trước 9h đêm để hormone tăng trưởng tiết ra tốt nhất.
    Ở giai đoạn này, ngoài thay đổi thể chất trẻ cũng có những thay đổi về tâm lý, rất dễ stress nên bạn hãy luôn tạo không khí vui vẻ, lắng nghe, làm bạn với trẻ để tránh tạo nhiều áp lực, ảnh hưởng tới sự phát triển thể chất và tinh thần của trẻ.
    Sau 15 tuổi với trẻ gái và 18 tuổi với trẻ trai, chiều cao rất khó tăng được nữa khi quá trình dậy thì thành công. Do đó, hãy tận dụng thời gian vàng để con cao khi còn có thể!
    [1] Ganma et al. Plos One 2017
    [2] Kremer et al. J Clin Endocrinol Metab. 2009
    [3] Flores et al. Public Health Nutrition 2017
    [4] Jang et al. Nutrients. 2019
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người