GIẢI PHÁP ĐIỀU TRA HIỆN TƯỢNG BẤT THƯỜNG TRONG CUỘC THI KHOA HỌC KỸ THUẬT

Thảo luận trong 'Dược Phẩm' bắt đầu bởi Bằng Mã, 21/5/22.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    -Nhiều năm qua, dư luận đã xôn xao, nghi ngờ về việc học sinh chỉ là “diễn viên” trong các dự án “khủng” mang tầm tiến sĩ đạt giải cao trong các kỳ thi khoa học kỹ thuật (KHKT), nhưng để tìm ra chân tướng vấn đề không phải là chuyện dễ. Bởi vì đã có sự thỏa thuận ngầm, bắt tay nhau giữa Ban giám hiệu- Giáo viên – Học sinh- Chuyên gia - Ban giám khảo, dưới vỏ bọc của tư duy “tuổi trẻ tài cao” và “khoa học không giới hạn”. Đây cũng là nguyên nhân dẫn đến việc dư luận nghi ngờ nhưng không có bằng chứng, nên các hiện tượng có dấu hiệu bất thường vẫn tiếp diễn “như chưa hề có dư luận xôn xao”.
    -Là một phóng viên, tôi xin chia sẻ với các đồng nghiệp và mọi người một giải pháp điều tra để xác minh sự việc. Xin lấy trường hợp trường THPT chuyên Thái Nguyên để làm dẫn chứng.
    VÌ SAO “BỖNG DƯNG” THAY ĐỔI NGƯỜI HƯỚNG DẪN?
    -Một hiện tượng khá đặc biệt là trong khá nhiều năm trở lại đây, trường THPT chuyên Thái Nguyên có rất nhiều dự án “khủng” của học sinh đạt giải cao trong các kỳ thi KHKT quốc gia và quốc tế. Học sinh Thái Nguyên có “gen” đặc biệt về nghiên cứu, sáng tạo KHKT hay là được sự “trợ giúp” đặc biệt từ Trường ĐH Thái Nguyên trên địa bàn? Một lưu ý nữa là các địa phương có các trường ĐH lớn trên địa bàn thường có rất nhiều học sinh “xuất chúng” trong cuộc thi KHKT.
    Cụ thể, năm học 2021-2022, trường THPT chuyên Thái Nguyên có 2 dự án đạt giải Nhất thi KHKT quốc gia:
    -“Dự án thứ nhất là “Điều trị béo phì bằng cao chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus), thuộc lĩnh vực Y sinh và Khoa học sức khỏe. Dự án do HS Nguyễn Hữu Hiệu, lớp Sinh 12 và Trần Thị Thu Phương, lớp Hóa 12 nghiên cứu; cô giáo Vũ Thị Liên, Trường THPT Chuyên hướng dẫn.
    -Dự án thứ hai là “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi (Ardisia gigantifolia)”, thuộc lĩnh vực Sinh học tế bào và phân tử. Dự án do HS Đào Xuân Minh, lớp Anh 11 và Nguyễn Lê Cường, lớp Sinh 11 nghiên cứu; cô giáo Trương Thị Thanh, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên hướng dẫn” (theo Báo Thái Nguyên điện tử ngày 28/03/2022).
    hhh

    Ngay trong nội dung này, một thông tin đáng chú ý đã xuất hiện. Báo Thái Nguyên đưa tin dự án “Phân lập, đánh giá khả năng nhắm đích tế bào gốc ung thư dạ dày của phân đoạn chứa hợp chất saponin và bào chế sản phẩm từ cây lá khôi (Ardisia gigantifolia)” do cô giáo Trương Thị Thanh, Trường THPT Chuyên Thái Nguyên hướng dẫn. Cô Thanh cũng là người hướng dẫn trong danh sách các dự án đạt giải trong cuộc thi cấp trường do nhà trường lập.
    -Tuy nhiên, trong hồ sơ dự thi quốc tế, dự án nói trên đã có sự thay đổi về người hướng dẫn, là TS.Nguyễn Phú Hùng, Trưởng khoa Công nghệ Sinh học, Trường ĐH Khoa học, ĐH Thái Nguyên.
    -Đây là hiện tượng bất thường, cần làm rõ. Tại sao lại có sự thay đổi này, và nó có đúng với quy chế của cuộc thi hay không? Cô Thanh sao lại “nhường” cho thầy Hùng, sau khi dự án đã đạt giải Nhất quốc gia? Hay là thầy Hùng mới là người hướng dẫn đích thực? Thế thì tại sao ở cấp trường cô Thanh lại đứng tên người hướng dẫn? Cô Thanh có chuyên môn gì về Y dược không?
    CHẤT VẤN VỀ DỰ ÁN “KHỦNG”
    -Trong khi chưa rõ cô Thanh hay thầy Hùng là người hướng dẫn đích thực, phóng viên có thể tìm hiểu kỹ về dự án “Điều trị béo phì bằng cao chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.) trên chuột nhắt trắng (Mus musculus)”, thuộc lĩnh vực Y sinh và Khoa học sức khỏe. Dự án do HS Nguyễn Hữu Hiệu, lớp Sinh 12 và Trần Thị Thu Phương, lớp Hóa 12 nghiên cứu; cô giáo Vũ Thị Liên, Trường THPT chuyên Thái Nguyên hướng dẫn.
    -Phóng viên đăng ký làm việc với nhà trường THPT chuyên Thái Nguyên, đề nghị cung cấp toàn văn tài liệu của dự án “Điều trị béo phì bằng cao chiết xanthone từ vỏ quả măng cụt (Garcinia mangostana L.)”, và đề nghị được làm việc với cô giáo Vũ Thị Liên. Phóng viên có thể hỏi cô Liên một số câu, như sau:
    +Tại sao học sinh phổ thông lại có thể nghĩ ra đề tài về Y dược? +Trước đây, 2 học sinh này đã có công trình nào nghiên cứu về Y dược được công bố? +Quá trình thực hiện đề tài, học sinh đã tiến hành thí nghiệm ở các cơ sở, đơn vị nào? +Dự án nói trên hiện nay đã được ứng dụng, phát triển như thế nào?
    +Cô không có chuyên môn về Y dược, vậy cô hướng dẫn những nội dung gì? +Làm sao cô thẩm định, đánh giá được đóng góp của đề tài?
    -Tiếp đó, phóng viên đến Sở GD-ĐT Thái Nguyên đề nghị cung cấp danh sách các giám khảo kỳ thi KHKT năm học 2021-2022, rồi đăng ký làm việc với các giám khảo đã chấm dự án nói trên, và chất vấn:
    +Ông có cho rằng dự án này do học sinh làm? Ông có kiểm tra học sinh để xác định đây không phải là dự án người lớn làm hộ? Ông có tìm hiểu quá trình học sinh thực hiện dự án như thế nào (nhật ký nghiên cứu, nhật ký khoa học)? Học sinh phổ thông không có kiến thức nền, không có kỹ năng nghiên cứu làm sao có thể thực hiện được dự án kiểu như thế này? Ông đánh giá gì cề đóng góp khoa học của dự án này so với các dự án cùng đề tài đã thực hiện? Hiệu quả, tính ứng dụng của dự án này là gì? Ông có cam đoan đây là dự án do học sinh thực hiện?
    -Nếu phóng viên thực hiện đúng quy trình nói trên, chắc chắn sẽ có nhiều kết quả bất ngờ. Và từ năm sau, sẽ bớt hẳn hoặc chấm dứt các dự án có tính chất hoang tưởng.
    NHỮNG DỰ ÁN KHỦNG THI KHKT CỦA TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN:
    - “Nghiên cứu hoạt tính kháng khuẩn, kháng oxy hoá, chống ung thư và bào chế một số sản phẩm từ dược liệu kinh giới”- đạt giải Nhì tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2020-2021.
    -“Sàng lọc và phát triển một số bài thuốc điều trị bệnh xương khớp của đồng bào dân tộc người Dao đỏ” - đạt giải Nhì tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2020-2021.
    -“Nghiên cứu sản xuất sơn thân thiện với môi trường từ dầu thầu dầu”- đạt giải Ba tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2020-2021.
    - “Chiết xuất và thử nghiệm hoạt chất có khả năng chữa ung thư có trong loài tri mẫu tại Thái Nguyên”- đạt giải Nhất tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2019-2020; người hướng dẫn: PGS.TS Mai Xuân Trường.
    - “Nghiên cứu quy trình phát hiện gen CYP4F2 ở người bệnh sử dụng thuốc chống đông ACENOCUMAROL”-đạt giải Nhất tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2019-2020.
    - Nghiên cứu hàm lượng EGCG ANTHOCYANIL và phát triển sản phẩm trà sữa từ chè trung du búp tím tại Thái Nguyên- đạt giải Ba tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2019-2020
    - “Nghiên cứu kết hợp sử dụng enzyme và dầu hướng dương để tách chiết astaxanthin từ phế liệu tôm và thử hoạt tính trong thực nghiệm”- đạt giải Nhì tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2019-2020.
    - “Nghiên cứu sản xuất chế phẩm ức chế nấm gây bệnh thối quả vải từ ion kim loại và chất kháng nấm của chủng xạ khuẩn phân lập từ đất Thái Nguyên”- đạt giải Tư tại kỳ thi KHKT tỉnh Thái Nguyên năm học 2019-2020.
    (Tình trạng tương tự có ở nhiều trường THPT ở Lào Cai, Hà Nội, TP HCM...).
    ....Nếu thống kê thêm các năm trước, số lượng sẽ rất lớn. Theo cảm nhận của cá nhân tôi thì đây là các đề tài, dự án mang tầm sinh viên ĐH – thạc sĩ, nghiên cứu sinh và giới chuyên môn (giỏi). Thật quá ngạc nhiên! Nếu các em học sinh thực sự là chủ nhân các đề tài nói trên, thì nên giới thiệu thẳng sang du học ở các ĐH - học viện lớn ở Mỹ - Châu Âu và các quốc gia phát triển khác, nhà nước bao cấp toàn bộ chi phí, để tạo điều kiện cho các thiên tài của quốc gia.
    -CÁC EM VÀ CÁC THẦY TRƯỜNG THPT CHUYÊN THÁI NGUYÊN GIỎI QUÁ! BRAVO!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người