Giá trị lớn nhất của tiền

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Dối Trá, 13/9/17.

  1. Dối Trá

    Dối Trá Member

    Nhập học đại học KTQD một thời gian, mình bị mất trộm chiếc xe đạp. Chiếc xe đạp đã gắn bó với mình suốt thời PTCS và PTTH. Cảm giác sâu nhất là thấy “nhớ” chiếc xe quá. Không hề thấy tiếc vì mất tiền, chỉ thấy “thương” con ngựa sắt yêu quý vì chắc nó bị đối xử rất tệ ở hiệu cầm đồ nào đó ở Hà Nội. Sau này, thêm một số lần mất tiền vì thua hay được tiền vì thắng trong đầu tư mình cũng không có cảm xúc nhiều lắm, nói chung là không mất một đêm ngủ nào vì thua hay thắng. Nên đoán rằng, mình không phải dạng thích tiền lắm.

    Trở lại hồi Đại học, mình được dạy “tiền là vật ngang giá chung, giá trị của tiền là số lượng hàng hóa và dịch vụ mua được”. Hiểu nôm na là, khi có tiền thì mình có thể có tất cả các loại hàng hóa và dịch vụ mà người khác mang ra bán. Cụ thể nhất mà người ta hay nhắc đến như xe hơi, biệt thự, du lịch nước ngoài, hay các loại hàng hóa xa xỉ khác. Nếu vậy, có vẻ nó cũng đáng để người ta phải theo đuổi vì rất nhiều thứ quan trọng trong cuộc sống sẽ có nếu có tiền [​IMG] Nhưng định nghĩa này còn hạn chế nếu muốn nhìn về lợi ích của nó vượt ra khỏi góc nhìn thương mại. Hãy đọc tiếp.

    Sau này, thấy đi uber còn thú vị và tiện lợi hơn sở hữu một chiếc xe hơi, ở chung cư lại thấy hay hơn ở biệt thự, du lịch trong nước thì thấy đẹp hơn, hào hứng hơn nước ngoài… chơi golf hay chơi tennis cũng đều thấy thích như nhau nên ít tiền thì tennis cũng phê rồi. Thành ra, chưa thấy ấn tượng lắm về giá trị của tiền bạc. Nhưng vẫn thắc mắc là vì sao mọi người đều dồn sức kiếm tiền ghê vậy và người nhiều tiền thì sao có vẻ rất oai.

    Thì ra, giá trị lớn nhất của tiền chính là cho ta cơ hội để được ĐỘC LẬP và TỰ DO.

    Độc lập trong cách nghĩ, tự do trong cách làm. Dĩ nhiên là tự do có tổ chức, không phải loại tự do vô lối, vô tổ chức ảnh hưởng đến công ty hay người khác. Ví dụ: khi mọi người nịnh Sếp bạn không phải làm việc đó nếu bạn thấy không đúng; khi bạn không muốn làm việc nhà hãy thuê giúp việc; hay một người con hiếu thảo có thể làm việc sai trái như bán thuốc giả, thực phẩm bẩn vì cần tiền viện phí cho bố mẹ mà nếu có tiền thì anh ta sẽ tự do từ chối nó.

    Tiền cho phép bạn nói không với hầu hết mọi thứ liên quan đến tiền, và đó là những thứ cám dỗ chết người. Tiền cũng cho phép bạn thử để thua; cho bạn cái cảm giác tự do để thất bại “freedom to fail” – theo cách nói của Mark Zuckerberg. Và khi được tự do để thất bại nghĩa là bạn được làm điều mình thích một cách không chịu áp đặt của ai.

    Vậy sao nhiều người có tiền lại không có tự do?

    Loại thứ nhất, họ vẫn có tự do, ví dụ họ được tự do khi thực hiện mục đích lớn lao như đóng góp cho đất nước những công trình lớn, hay vào BCT để đưa đất nước sánh vai với cường quốc năm Châu; thì dĩ nhiên họ phải bó mình trong một số khuôn khổ nhất định. Như đã nói, tư do ở đây không phải là sự tự do theo cách mà nhiều bạn trẻ đang dùng, không phải là sự tự do hoang dại: đi muộn về sớm, nghĩ gì phang nấy, chém gió bừa bãi… Họ được tự do nghĩ đến và theo đuổi mục đích lớn lao theo cách của họ, đó là tự do.

    Loại thứ hai, có người nhiều tiền còn phải vào tù ở chứ nói gì đến tự do: tiền cho ta cơ hội để tự do không có nghĩa có tiền là tự do. Chỉ là điều kiện cần chứ không đủ.

    Loại thứ ba, nó phụ thuộc vào việc bạn có khai thác giá trị “tự do” đó không hay vẫn chỉ khai thác giá trị “vật ngang giá chung với các hàng hóa khác”. Nếu vậy, có thể càng nhiều tiền bạn càng mât tự do đấy.

    Cuối cùng, tiền góp phần cho ta có sự tự do. Nhưng người tự do thì không hẳn phải là người có nhiều tiền.

    Và điều đó dẫn tới thứ tôi thấy thú vị nhất, sự tự do đến từ bên trong một con người, còn tiền thì phần lớn là mang đến cho ta những thứ đến từ bên ngoài. Vì vậy, người có sự tư do từ bên trong mới là sự tự do thực sự, còn nếu chúng ta có tiền mới có tự do thì vẫn phải đi kiếm tiền
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...