EM KHÔNG NÊN LÀM VIỆC NHIỀU

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 18/5/17.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Trích “Thư gửi đồng nghiệp” tôi từng viết cho các đồng đội của tôi.

    Đó là điều tôi luôn mong muốn ở nhân viên mình, em có thể làm việc ít, làm việc sáng tạo và khoa học để tăng năng suất, đừng làm việc nhiều em nhé.

    Anh muốn, em ốm, em hãy nghỉ ngơi.
    Anh muốn, tới giờ ăn, em hãy ăn.
    Anh muốn, đã quá khuya, em hãy lên giường.
    Anh muốn đến kì nghỉ, hãy nghỉ xả hơi thật đã.

    Thỉnh thoảng, em có thể đi trễ, bị ốm đột xuất, có công việc quan trọng, gấp gáp, lực bất tòng tâm, chỉ cần thông báo.

    Cuộc sống này luôn cần phải có sự cân bằng, cho dù cố tí nữa, nhưng kết quả không tốt hơn, thậm chí ngược lại, nó sẽ trở nên xấu đi. Tâm trạng, thái độ, sự thoải mái, sức khỏe, tinh thần được cân bằng, thì mới làm việc năng suất được.

    Anh không cần em phải ngồi trong văn phòng 8 tiếng. Em có thể về khi hoàn thành CV xuất sắc. Vì anh biết, 90% nhân viên cơ bản đều trách nhiệm, muốn cống hiến cho công ty mình đang làm. Anh không nhắc, em tự động vẫn sẽ muốn làm với tinh thần trách nhiệm cao nhất. Và anh luôn tin tưởng điều đó.
    Cuộc đời này không phải cứ nhanh sẽ tốt, cứ chậm sẽ hại, cứ vui nghĩa là không buồn, cứ buồn không nghĩa là ngày mai vẫn cứ buồn. Không phải vẽ bức tranh đẹp, nghĩa là nó đẹp. Mà không phải nó xấu có nghĩa là nó xấu hoàn toàn.

    Hôm nay xui, chưa chắc ngày mai vận rủi mãi đeo bám, chưa chắc mối nguy gặp phải là nguy cơ thật sự, và cũng chưa chắc hợp đồng đang ký là mang lại lợi ích cho công ty. Chưa chắc làm việc với công ty lớn sẽ tốt, và cũng chưa chắc làm việc với công ty nhỏ sẽ không hay bằng.

    Cuộc sống này là vậy, luôn có sự cân bằng, khi nào em hiểu được điều anh đang nói, em sẽ không còn phải lo lắng vì những xui rủi em đang gặp phải, em không còn vồ vập làm một công việc mà không có kế hoạch. Em không phải rơi vào tâm trạng xấu nếu gặp chuyện không may. Tất cả xảy ra đều có lí do, không cho em cái này, sẽ cho em thứ khác.

    Câu nói mà anh luôn thích nói với em: "Em làm tốt lắm, cảm ơn em". Còn giờ thì, đi ngủ đi. Cân bằng lại, có sức khỏe, em sẽ làm được nhiều điều kì diệu hơn thế nữa. Anh tin vậy.

    Em ấy: *Cười lặng lẽ*, chúng tôi nhìn nhau, hiểu ý và bước ra khỏi văn phòng lúc chập chạng. [​IMG]:)

    Trong TH trường hợp xấu xảy ra, anh sẽ gánh lấy bầu trời cho em ngủ ngon.

    Thư gửi nhân viên...

    - [Sếp mình tội quá, làm ngay cả lúc mình nghỉ, thôi mình giúp ảnh]

    - [Phải đến công ty nhanh hơn thôi, nhiều việc quá, thậm chí mình còn một ngày nghỉ phép nữa, nhưng mà cũng xong việc gia đình rồi, lên công ty vậy].

    - [Một trường hợp hi hữu cô bé bị ốm, mọi ngày tôi là người về trễ nhất, nhưng hôm nay nhìn cô gái tay che miệng ho khụ khụ cố gắng hoàn thành social media planning Oct mà lòng tôi cảm động thấy lạ]

    Đây là những trường hợp có thật, và cũng là nguồn nguyên liệu để mình viết lá thư trên, và các bạn biết đấy, năng suất họ tăng lên nhiều lần một cách tự nguyện mà mình chẳng phải quản lý hay nhắc nhở gì nhiều. Chỉ quan sát và giúp các bạn làm “đúng” thôi.

    Đó chính là sức mạnh của Leadership (Khả năng lãnh đạo).

    Khả năng lãnh đạo không phải là một thứ gì to tát và ghê gớm, trong một tổ chức chỉ có một người lãnh đạo (Leader) duy nhất để lèo lái con thuyền đồng lòng tiến về phía trước, nhưng khả năng lãnh đạo (Leadership) lại cần thiết cho mọi cấp bậc. Bạn là nhân viên phải có khả năng ảnh hưởng đồng nghiệp, ảnh hưởng sếp, ảnh hưởng khách hàng, ảnh hưởng nhà cung cấp. Quản lý cấp cao không chỉ ảnh hưởng nhân viên, mà còn ảnh hưởng cổ đông, ảnh hưởng đối tác và ảnh hưởng những người mong muốn theo chân anh ta.

    Khã năng lãnh đạo nói nôm na và dễ hiểu nhất, đó là chỉ cần có người theo và nghe bạn, nghĩa là bạn có khả năng lãnh đạo rồi. Khã năng lãnh đạo không thể hiện rõ ở cấp bậc, ăn to nói lớn hay phải bắt nhân viên thế này hoặc thế kia; mà là tập hợp tất cả những hành vi, cử chỉ, lời nói và điều hướng tâm lý họ một cách nhẹ nhàng, thuyết phục và phục tùng một cách tự nguyện.

    Khả năng lãnh đạo trả lời cho các gạch đầu dòng:

    - Bạn của bạn là ai? (Networking)
    - Bạn có năng lực chuyên môn gì? (Core abilities)
    - Bạn đã có thành công gì trong quá khứ? (Achivements)
    - Bạn làm việc vì bản thân bạn hay làm việc vì người khác. (Caring)
    - Tính cách của bạn như thế nào? (Core values)
    - Bạn có hỗ trợ, giúp đỡ, đương đầu, chịu trách nhiệm, bảo vệ và training nhân sự thật lòng không? (Behaviors)

    Con người mà, ai cũng có lòng tự trọng, ai cũng có nhiệt huyết cá nhân, ai cũng có tiềm năng phát triển, ai cũng có trách nhiệm và lòng tự tôn. 99% mọi cá nhân đều như vậy, họ không thể thấy bạn làm việc vì họ suốt ngày mà họ ngồi ngó nghiêng chỉ chỏ mãi được, họ không thể không tự trọng đến nỗi ngồi yên một chỗ không làm bất cứ việc gì chỉ để nhận lương cuối tháng, họ càng không muốn chôn vùi tuổi trẻ bằng cách đi làm 8 rưỡi sáng và chiều về 6 giờ. Tôi tin 99% nhân viên của tôi khi được chọn theo tiêu chí 70% Attitude, 26% Experience, 4% Skilll; đều như vậy. Chỉ có khác chăng đó là khả năng lãnh đạo (Leadership) và truyền cảm hứng (Inspiration) của line manager có tốt hay không mà thôi.

    Lãnh đạo chứ không quản lý là một phong cách mình rất thích, các start-ups không có nhiều nguồn lực, ngân sách, tài chính, lương bổng, văn phòng rộng rãi, đẹp đẽ; thì sao chứ!? Vậy thứ gì sẽ khiến nhân viên của bạn gắn bó với bạn và cùng xây dựng một tầm nhìn, viễn kiến (vision) trong tương lai? Đó chính là khả năng lãnh đạo (Leadership) và ảnh hưởng (Infulence) của bạn mà thôi.

    Tác giả:
    Phung Le Lam Hai

    Link bài viết: EM KHÔNG NÊN LÀM VIỆC NHIỀU
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...