Học học nữa học mãi Lê Nin Hãy học như thể bạn sẽ sống bất tử Mahatma Gandhi Cả hai câu của hai vị lãnh tụ trên đều nói một ý: việc học rất quan trọng. Nhưng cách viết khác nhau. Và hiệu quả mang lại khác nhau. "Học học nữa học mãi" Cách kêu gọi trực diện, mô tả trực diện. Âm điệu khí thế, kiên quyết và khẳng định. "Hãy học như thể bạn sẽ sống bất tử" Có tính gợi mở cao hơn. Đặc biệt trả lời cho câu hỏi: tại sao bạn phải học. Nhiều người hay tự hỏi rằng việc học sẽ phục vụ được lâu được nhiều. Khi ta 20 ta học đầy háo hức. Đời ta còn dài lắm. Khi ta 40 ta học có chọn lọc. Ta thấy thời gian trôi nhanh quá học phải chọn lọc. Khi ta 60 liệu còn có động lực học? Và ta còn sẵn sàng đọc sách hay đi học khi ta 80? Hãy học như thể bạn sẽ sống bất tử. Tôi thích cách viết này hơn. Dont Tell. Please Show! Đừng chỉ nói suông. Hãy chỉ ra tại sao người đọc nên tin lời bạn nói. Thay vì nói mặt trăng toả sáng, hãy chỉ cho tôi thấy ánh trăng lấp lánh như thế nào qua mảnh thuỷ tinh vỡ (nhà văn viết truyện ngắn nổi tiếng Chekhov). Chekhov nói về kỹ thuật viết chuyện ngắn văn học. Nguyên lý này cũng vô cùng đúng cho viết nói chung. Và rất đúng cho viết content trong môi trường kinh doanh. Câu viết của Gandhi đã có "ánh trăng lấp lánh qua mảnh thuỷ tinh vỡ. Còn khẩu hiệu của Lê Nin mởi chỉ mô tả rằng "trăng rất sáng". Dont Tell. Please Show! Thay vì nói (tell) bạn đẹp lấp lánh. Hãy chỉ ra (show) tại sao lại sao bạn lấp lánh. Show thay vì Tell là một kỹ năng, đúng hơn là một cách tư duy làm nên sự khác biệt của một copywriter. Người đọc đọc bằng mắt. Nhưng họ đang tưởng tượng bằng trí óc. Các copywriter hãy show những gì người đọc muốn thấy. Thay vì ép họ phải thấy. BrandSon P/s Dont Tell. Please Show Câu này lấy từ sách "Everybody writes"