ĐỒNG RÚP SAU 3 THÁNG

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Bằng Mã, 25/5/22.

  1. Bằng Mã

    Bằng Mã Member

    Sau khi Putin phát động cuộc chiến, nhiều người khẳng định chủ quyền của Nga sẽ bị phá vỡ, đồng rúp sẽ trở thành giấy vệ sinh.
    Tôi không nghĩ như vậy, vì theo tôi đồng rúp không được định giá bởi Putin, cũng không phải do binh sĩ Nga hay Ukraine chiến đấu tốt hay tồi, càng không phải bởi những người nổi tiếng trên Internet. Thay vào đó, đồng rúp Nga hay đô la của Mỹ, sẽ được định giá bởi lịch sử và nguồn lực sẵn có của Nga hay Mỹ, với tư cách là một cường quốc.
    Và tôi dự đoán ngược đám đông: đồng rúp Nga sẽ tăng giá!
    Nhiều người chửi tôi, bởi họ chỉ nhìn vào bảng tỉ giá hối đoái vào ngày 24 tháng 2 khi Putin ra lệnh tấn công Ukraine thì 1 đô la = 85 rúp, đến ngày 7 tháng 3 Mỹ cùng phương Tây trừng phạt cấm mèo Nga dự thi hoa hậu mèo thì 1 đô la = 139 rúp, nên không ít người tưởng tượng đồng rúp của Nga đã tới lúc không xứng đáng làm giấy chùi đít.
    Sở dĩ tôi suy đoán ngược và bị chửi như vậy, là bởi tôi hinh dung đến một câu chuyện ngụ ngôn, có một người đang bước đi trong sa mạc và sắp chết khát, thì bụt hiện lên đưa ra hai lựa chọn.
    Hoặc là một núi tiền – Hoặc là một cốc nước mát!
    Rõ ràng, trong đa số tình huống của cuộc sống, thì người khôn ngoan sẽ chọn núi tiền. Nhưng trong tình cảnh hiểm nghèo, để tồn tại được, thì cốc nước mát còn giá trị gấp ngàn vạn núi tiền.
    Tại sao lại có tình trạng như vậy?
    Câu trả lời rất đơn giản, tiền giấy cần phải dựa trên sự vận hành bình thường của các cơ chế xã hội, được xã hội đồng thuận về giá trị. Một khi cơ chế này bị mất, thì vấn đề không còn nằm ở chỗ có bao nhiêu tiền trong ngân hàng, mà là ai đang có nguồn lực trong tay giúp đồng tiền bám được vào để trụ vững.
    Chẳng khó để nhận thấy Nga có đủ nguồn lực này.
    Tôi luôn thích những câu nói cha ông dạy, ví dụ như “dĩ thực vi tiên”, có nghĩa ăn uống phải quan trọng nhất. Trong những bài viết trước tôi đã phân tích, khi xã hội khủng hoảng do thiên tai, địch hoạ và dịch bệnh, thì ba thứ quan trọng nhất để duy trì sự tồn tại của xã hội, bao gồm lương thực, năng lượng, y tế.
    Nga có đủ ba yếu tố này nên đồng rúp vẫn có chỗ neo đậu.
    Và hôm nay, khi bài viết của tôi đăng lên sau 3 tháng trời cuộc chiến Nga – Ukraine, thì 1 đô la = 56 rúp là bằng chứng thuyết phục nhất cho suy luận của tôi, để những người chửi tôi ngu xi đần độn hãy nhìn lại những gì tôi viết.
    Đây là vấn đề cực kì quan trọng, bởi theo tôi mỗi người dân cần nhận thức được điều này, thì mới biết đất nước phải làm gì để tương lai không bị thảm hoạ.
    Và bài viết hôm nay tôi xin nói sâu hơn về đồng đô la.
    ⓵ Sự trỗi dậy của đế chế tài chính Mỹ
    Trước năm 1944, Đế quốc Anh giành quyền bá chủ tiền tệ, Mỹ nhăm nhe lật đổ. Vào tháng 7 năm 1944, Tổng thống Mỹ Roosevelt đã thiết lập bộ công cụ lật đổ, gồm ba hệ thống toàn cầu.
    ✓ Một là: hệ thống chính trị - Liên hợp quốc
    ✓ Hai là: hệ thống thương mại – WTO
    ✓ Ba là: hệ thống tiền tệ quốc tế - Bretton Woods
    Với bộ 3 công cụ này, Hoa Kỳ hi vọng sẽ nhanh chóng thiết lập quyền bá chủ của đồng đô la Mỹ. Nhưng trên thực tế, mong muốn của người Mỹ không bằng cách nào đạt được, cho đến năm 1971 đồng đô la vẫn không thể bá chủ.
    Điều gì ngăn cản đồng đô la?
    Câu trả lời rất đơn giản: VÀNG!
    Thời điểm đó, Mỹ đang giữ 80% tổng lượng vàng thế giới, nên chính phủ Mỹ chọn vàng làm bản vị cho đồng đô la neo vào. Cứ mỗi uonce vàng bảo lãnh cho 35 đô la. Nghĩa là người Mỹ không thể tuỳ tiện in đô la, để in thêm 1 đô la, thì ngân hàng Mỹ phải bỏ ra 1/35 uonce vàng.
    Ban đầu, người Mỹ có quá nhiều vàng, nên việc sử dụng kim loại này bảo trợ cho đồng tiền giấy là vô cùng thoải mái, trong khi đồng tiền của các quốc gia khác ngóc ngoải. Nhưng thế giới chưa bao giờ đẹp như mơ. Mỹ tham gia hai cuộc chiến, gồm Việt Nam và Triều Tiên, số tiền đổ vào quá nhiều. Đô la in ra nhiều để chi cho cuộc chiến, đương nhiên vàng bị thâm hụt, đến năm 1971 Mỹ chỉ còn 8,8k tấn vàng, lúc này người Mỹ bắt đầu nhận ra sự rắc rối.
    Pháp bồi thêm một cú làm người Mỹ tỉnh đòn.
    Tổng thống Pháp Charles de Gaulle đã quyết định mang hết số đô la dự trữ, chuyển sang Mỹ đổi lấy vàng, tổng số 2,3 tỉ đô la. Charles de Gaulle tuyên bố không tin đồng đô la. Các quốc gia khác bắt đầu bối rối. Hàng loạt công ti làm ăn với Mỹ, thay vì nhận đô la như trước đây, thì nay quay ra đòi vàng.
    Vào ngày 15 tháng 8 năm 1971, Tổng thống Mỹ Richard Nicxon đã quyết định tách vàng ra khỏi đồng đô la, đây là mốc lịch sử trọng đại giúp Mỹ bá chủ thế giới.
    Chẳng ai hình dung được tầm quan trọng của hành động này.
    Trước đó, đồng đô la được thế giới tin dùng, là bởi nó được vàng bảo lãnh, suốt 20 năm thành thói quen. Điều gì sẽ xảy ra khi vàng tách khỏi đô la? Về lí thuyết, tiền chỉ là tờ giấy in gần như không giá trị, bản thân tiền chỉ có giá trị khi nó gắn với hàng hoá, vậy khi tách vàng ra thì đồng đô la chỉ còn là tờ giấy xanh lơ vô nghĩa. Hoa Kỳ nhìn thấy vai trò cực kì quan trọng của năng lượng. Bằng sức mạnh của mình, Mỹ ép Tổ chức Các nước xuất khẩu Dầu mỏ (OPEC) phải dùng đồng đô la mua dầu, bắt đầu từ tháng 10 năm 1973.
    Đô la tách khỏi vàng sau đó néo vào dầu mỏ.
    Sự kiện quan trọng nhất thế kỉ 20, theo tôi không phải là Chiến tranh Thế giới lần thứ nhất, cũng không phải Thế chiến hai, càng không phải Liên Xô hay phe xã hội chủ nghĩa thành lập hoặc tan rã, mà chính là sự kiện đô la tách khỏi vàng rồi neo vào dầu mỏ.
    Thời điểm đó chẳng có ai nhận thấy điều này.
    Hoa Kỳ đã lật đổ Đế quốc Anh chỉ trong một cái chớp mắt, từ đó xây dựng thành công đế chế tài chính mới mà ở đó đồng đô la Mỹ không có kim loại quý nào đứng sau, nó sử dụng dầu mỏ của cả thế giới để neo đậu, làm cho thế giới phụ thuộc vào nước Mỹ.
    Kỉ nguyên tiền giấy thực sự bắt đầu tháng 10 năm 1973.
    Đô la Mỹ là đồng tiền bá chủ và duy nhất, nó được bảo lãnh bởi uy tín chính phủ Mỹ cùng với lợi nhuận toàn thế giới, có nghĩa là người Mỹ chỉ cần ngồi in tờ giấy xanh là thu về của cải vật chất.
    Một quốc gia muốn thu được của cải từ một nước khác, thì phải dùng kim loại quý như vàng bạc để mua, dùng hàng hoá để trao đổi qua trung gian là tiền, dùng chiến tranh để cướp bóc. In tiền để thu của cải thì chưa từng có trong lịch sử loài người. Hoa Kỳ đã làm được điều quái dị này. Chỉ việc in đô la, Mỹ sẽ thoải mái dùng số đô la đó mua hàng hoá, mà đô la chẳng còn vật cản nào như vàng chẳng hạn, nên Mỹ có thể in đô la theo ý muốn.
    Sẽ có người hỏi tôi về lạm phát in đô la ở Mỹ.
    Vâng, điều này luôn xảy ra, khi số đô la tồn đọng lớn ở Mỹ thì lạm phát là đương nhiên. Nhưng chỉ cần Mỹ xuất khẩu đô la sang nước khác, thì lạm phát lại được chuyển, Mỹ không phải gánh chịu. Nếu in nhiều đô la quá thì đồng tiền này sẽ mất giá. Vì vậy, Fed có chức năng chủ yếu là cân đối lượng đô la xuất khẩu, chứ không phải là ngân hàng chịu trách nhiệm chính là in tiền.
    Mỹ cũng không cho phép dùng đồng tiền khác mua dầu mỏ.
    Năm 2000, Saddam Hussein tuyên bố sẽ bán dầu thô bằng đồng euro chứ không lấy đô la, ngay lập tức Mỹ dựng chuyện Hussein bí mật sản xuất vũ khí hủy diệt hàng loạt đe dọa an ninh Mỹ. Hậu quả, Iraq bị liên quân Anh Mỹ tấn công 11 năm trời, Hussein bị treo cổ.
    Mỹ cũng rất sợ những đồng tiền chung có giá trị.
    Năm 2011, Muammar Gaddafi đưa ra ý tưởng các quốc gia thuộc Liên hiệp châu Phi sử dụng đồng tiền chung dinar neo vào vàng, cũng tương tự EU dùng đồng euro. Sau đó Libya bị Mỹ và NATO đánh, Gaddafi phải chui xuống cống chạy trốn, vẫn bị đặc nhiệm Mỹ lôi lên bắn chết.
    ⓶ Đế chế đô la giúp Mỹ giàu có
    Nhiều người cho rằng, Mỹ trở nên giàu có vì khoa học kĩ thuật quá phát triển, cho phép nền công nghiệp Mỹ sản xuất hầu hết các mặt hàng có giá trị kinh tế cao, từ đó xuất khẩu ra thế giới.
    Tôi không quan niệm như vậy.
    Singapore tách ra khỏi Malaysia từ một làng chài, diện tích bé tí tẹo, đến hạt cát nắm đất cũng phải đi mua, không tài nguyên và cũng chẳng có bất cứ di sản gì. Vậy tại sao Singapore giàu có? Đó chẳng phải là Singapore được Mỹ cho phép lập BOT trên eo biển Malacca, chỉ việc ngồi thu tô mỗi con tàu đi qua, so với sản xuất vài ba thiết bị điện tử máy tính nhằm nhò gì.
    Mỹ có sản xuất máy bay, vũ khí, hay bất cứ thứ gì khác để bán ra thế giới, cũng không thể có lắm tiền như vậy. Phải là đế chế tài chính. Như tôi đã nói ở trên, Mỹ chỉ việc ngồi in tiền, lập tức của cái thế giới sẽ bò về.
    Nhưng in nhiều quá thì đồng đô la sẽ mất giá.
    Bởi vậy, Fed phải kiềm chế, đồng thời chọn giải pháp thay thế in tiền. Giải pháp đó là phát hành trái phiếu chính phủ. Hoa Kỳ chơi trò in tiền tay này và vay tiền tay kia. In tiền có thể kiếm được tiền. Vay tiền cũng kiếm được tiền. Tiền tạo ra tiền. Điều đó chỉ xảy ra ở Mỹ. Khi chính phủ Mỹ phát hành trái phiếu, số đô la xuất khẩu lại được trả về cho Hoa Kỳ từ ba kênh, gồm thị trường kì hạn, thị trường trái phiếu kho bạc, thị trường chứng khoán.
    Sau ngày 15 tháng 8 năm 1971 kinh tế Mỹ chính thức chuyển sang nền kinh tế ảo.
    GDP của Hoa Kỳ hiện nay khoảng 21 ngàn tỉ đô la, nhưng nền kinh tế sản xuất có thực chỉ đóng góp khoảng 5 nghìn tỉ, còn lại 16 nghìn tỉ là trò chơi in tiền và vay tiền.
    ⓷ Đô la tạo ra thuộc địa tài chính
    Lịch sử trên lớp học dạy rằng, sau khi Đế chế Anh sụp đổ, thì các quốc gia thuộc địa chính thức được giải phóng.
    Thực tế không phải vậy, sau khi xây dựng thành công đế chế tài chính, Hoa kỳ đã sử dụng đồng đô la kiểm soát các nền kinh tế, biến các quốc gia trở thành “thuộc địa tài chính”. Với những quốc gia này, sẽ chẳng thể làm gì, nếu như không có đô la. Và như vậy, cái vòng xoay in đô la, vay đô la cứ thế quay, của cải vật chất cứ thế đổ vào Mỹ.
    Chiến thuật của Mỹ là “cắt lông cừu” thuộc địa.
    Thập niên 1980, Mỹ đổ vào thế giới vô số đô la, khu vực bị ngập lụt đô la chính là châu Á. Những từ khoá nóng nhất thời điểm đó như “Asian Four Little Dragons – Bốn con rồng nhỏ châu Á", "Asian Geese Array – Đàn thiên nga châu Á”. Vào thời điểm đó, nhiều người cho rằng châu Á giàu lên nhanh chóng và thịnh vượng, là do con người nơi đây thông minh nhanh nhẹn, cần cù chịu khó. Nhưng theo tôi không phải vậy, mà nguyên nhân chính là do núi tiền đô la rơi vào đầu, dưới danh nghĩa là các nguồn vốn đầu tư.
    Khi châu Á đủ giàu thì Mỹ nghĩ cách cắt lông cừu.
    Vào năm 1997, sau khi châu Á phát triển tới đỉnh cao, Mỹ giảm cung cấp tiền, chuỗi tài chính bị phá vỡ tạo nên cuộc khủng hoảng tiền tệ trong khu vực. Cụ thể, nền kinh tế yếu nhất châu Á là Thái Lan bị tấn công, đồng baht Thái lao dốc thẳng đứng. Chưa đầy mười ngày sau, hiệu ứng domino xuất hiện, hàng loạt hệ thống tài chính của các quốc gia Malaysia, Singapore, Indonesia, Philippines bị đổ vỡ. Không dừng lại ở đó, những quốc gia phương Bắc như Đài Loan, Hồng Kông, Nhật Bản, Hàn Quốc, tiếp tục đến Nga và Đông Á bùng nổ cuộc khủng hoảng tài chính.
    Các nhà đầu tư rút vốn tháo chạy khỏi châu Á.
    Cục Dự trữ Liên bang Mỹ chỉ chờ có vậy, lãi suất bắt đầu tăng, thế là toàn bộ số đô la từ châu Á chạy sang Mỹ. Khi tài sản và hạ tầng của châu Á nằm sàn, thì nguồn tiền từ Mỹ quay trở lại mua với giá rẻ, để nền kinh tế châu Á đang ngóc ngoải dần phục hồi. Và cứ như vậy, những cuộc khủng hoảng lớn nhỏ khác nhau, thường xảy ra cục bộ, theo chu kì lên xuống của chỉ số đô la, giúp Mỹ càng ngày càng giàu hơn.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người