ĐỪNG ĐỂ KHÁCH HÀNG CỦA BẠN RỜI ĐI NHANH NHƯ CÁCH U22 VIỆT NAM VỀ NƯỚC!

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Ẩn Danh, 4/9/17.

  1. Ẩn Danh

    Ẩn Danh Member

    Làm thế nào để Chatbot có thể “đánh sập” phễu bán hàng (Sales Funnel) và tăng tỷ lệ chuyển đổi (Conversion Rate)? Nghĩ thử xem, nếu một ngày nào đó bạn có thể tự động gửi cho khách hàng một tin nhắn ngay khi họ tương tác với Fanpage của bạn. Sự thật là, Chatbot có thể cho bạn “siêu năng lực” này!

    Phễu bán hàng (Sales Funnel)
    Hãy cùng xem xét tới một sự thật rằng, 75% khách hàng vừa vào website của bạn sẽ rời đi ngay lập tức mà không mua bất cứ thứ gì hay để lại thông tin liên lạc. Một sự thật khác là, nếu bạn có thể thu thập được email hay số điện thoại từ 25% khách hàng còn lại hay chuyển đổi (convert) thành công 3% trong tổng sổ traffic của bạn, nghĩa là bạn đã và đang làm được một công việc rất phi thường rồi.
    Hãy thử xem xét một ví dụ sau đây. Bạn đang kinh doanh online và có 2000 khách hàng vào thăm Landing Page của bạn. Sau một quá trình 5 hay 10 phút kéo chuột lên xuống, có 300 người đăng ký mua hàng bằng cách sử dụng địa chỉ email của họ. Điều này cũng có nghĩa là có 85% lượng traffic đã hoàn toàn “bốc hơi” và những người này có lẽ sẽ không bao giờ quay lại để mua sản phẩm của bạn nữa. Họ rời đi như những vị nhẫn giả, và nhanh như cách U22 Việt Nam tạm biệt Malaysia để về nước.
    Còn bây giờ, hãy thử hoán đổi 2 con số này cho nhau, 85% lượng khách ghé thăm sẽ đăng ký trong khi chỉ 15% là sẽ rời đi mà không mua hàng. Đây là điều mà nhiều người cho là khó có thể, nhưng với Chatbot, bạn hoàn toàn có thể làm được như vậy.

    Khách hàng ngại nói chuyện với Chatbot ư? Chưa hẳn!
    Đâu là khía cạnh mà Chatbot có thể giúp bạn? Mình vẫn được nghe một số ý kiến về việc “Không ai muốn nói chuyện với một cỗ máy cả”. Đúng là vậy, không ai muốn như vậy cả. Nhưng mình hiếm khi nghe thấy ai đề cập tới việc “Làm sao để một Chatbot có thể trò chuyện giống người nhất?”. Những ai có ý định tạo một Chatbot để bán hàng hãy để ý tới điều này, thay vì dạy cho Chatbot hỏi một câu cộc lốc kiểu như “Nhập tên : … “, hãy dùng biện pháp nhân hóa mà bạn đã được các giáo viên Ngữ văn dạy từ năm lớp 6 để dạy Chatbot của bạn hỏi khách hàng “Bạn cho mình xin tên được không ạ?”. Dễ chịu hơn nhiều, phải không? Ngoài ra, Chatbot giúp bạn có thể tập trung vào việc truyền đạt giá trị của sản phẩm và dẫn dắt khách hàng từ sự lo sợ, đề phòng tới sự hứng thú với sản phẩm. Những điều này đã cho phép chúng ta chuyển đổi thái độ của những traffic có được từ đề phòng ban đầu sang hứng thú hơn! Sau đó chúng ta có thể phân khúc khách hàng của chúng ta và nói chuyện tới tùng nhu cầu của mỗi cá nhân đó, do đó có thể làm tăng tỷ lệ mua bán thành công. Có Chatbot, ta đã có một công cụ để cá nhân hóa nội dung với khách hàng!

    Thiết kế phễu của bạn như thế nào?
    Bạn không biết bắt đầu từ đâu? Đây có thể là tip cho bạn! Một cuộc hội thoại bình thường diễn ra từ đâu? Khi 2 người mới gặp nhau, họ sẽ chào hỏi nhau, đúng không? Vì vậy hãy dạy Chatbot của bạn nhận biết những cụm từ mang ý nghĩa chào hỏi trước, ví dụ như “chào”, “hi”, “hello”, “alo”, “ê shop ơi”, … Sau khi dạy Chatbot reply những câu mang ý nghĩa chào hỏi này, hãy hỏi khách của bạn đang cần gì một cách lịch sự. Một câu đơn giản như “Chào bạn! Không biết shop có thể giúp gì được cho bạn không?” sẽ giúp bán đẩy nhanh tiến độ bán hàng của bạn! Hãy tự lên sẵn kịch bản cho các sản phẩm của bạn (thông tin, giá, giao hàng, chiết khấu, địa chỉ shop, …) để khi khách hàng hỏi tới sản phẩm nào, Chatbot của bạn có thể trả lời tới đó.
    Một trong những thứ rất hay mà bạn có thể làm là dẫn dắt người dùng tới một phần cụ thể nào đó. Ví dụ, chúng ta xây dựng một Chatbot bán trái cây và chúng ta đang chạy quảng cáo về loại trái cây này trên Facebook. Theo lẽ tự nhiên, một khi khách hàng đã chọn quảng cáo này, họ muốn đi thẳng tới phần tiếp theo của Chatbot đó và yêu cầu được xem giá hay thông tin của loại trái cây đó, hay của những loại khác nữa. (Hình minh họa).
    Một khi khách hàng đã tới bước này, họ rõ ràng có cơ hội nhiều hơn để tìm hiểu thêm về sản phẩm. Họ cũng có thể nhìn thấy những sản phẩm tương tự và chúng ta hoàn toàn có thể tương tác với họ bằng những nội dung liên quan nhiều hơn nữa. Ví dụ, nếu khách hàng đó không mua sản phẩm, chúng ta có thể gửi họ một coupon giảm giá. Tất nhiên là bằng những kịch bản soạn sẵn trước đó rồi! (Hãy đầu tư một kịch bản cho Chatbot của bạn!)

    Tự động phản hồi bình luận (Replying comment)
    Cuối cùng nhưng cũng không kém phần quan trọng, Chatbot ngày nay đã có thể tự động trả lời những bình luận trên những bài post ở Facebook. Mỗi khi khách hàng của bạn để lại một nội dung gì đó, Chatbot có thể tương tác ngược lại với họ.

    Thắc mắc?
    Hẳn là khi nhìn vào hình minh họa, các bạn sẽ tự hỏi là làm sao để có thể làm được những Card (Images + Descriptions + Buttons) như vậy đúng không? Đơn giản thôi, các chức năng Block và Campaign của Chatfuel và Hana sẽ giúp bạn thực hiện việc này một cách dễ dàng. Không hiểu chỗ nào thì cứ comment bên dưới, giúp được thì mình giúp! Nhìn đơn giản vậy thôi, chớ mấy cái Card này lợi hại lắm đó. Cứ xài thử đi rồi biết! Chúc các bạn thành công!
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người