Điều trị bé bị viêm tai giữa: Bố mẹ đã tìm hiểu rõ nguyên nhân để chữa bệnh cho con

Thảo luận trong 'Dược Phẩm' bắt đầu bởi truongda210, 22/12/17.

  1. truongda210

    truongda210 New Member

    Với con nhỏ, ba mẹ cần lưu ý những cách phòng tránh bệnh viêm tai giữa và nguyên nhân triệu chứng xuất hiện ra bệnh. Bố mẹ nếu chủ quan trong việc chữa trị mà không tìm hiểu rõ nguyên nhân sẽ gây ra rất nhiều biễn chừng của bệnh sau này, ảnh hưởng xấu đến thính giá của trẻ. Việc bạn tìm hiểu rõ nguyên nhân và điều trị sớm cho trẻ giúp trẻ sớm khỏi bệnh. Hãy cùng Ích nhi, tìm hiểu nguyên nhân gây bệnh và có cách phòng chữa bệnh cho bé hiệu quả nhất có thể.

    1. Nguyên nhân của bé bị viêm tai giữa

    Tai được chia làm 3 phần, bao gồm tai ngoài, tai giữa và tai trong. Tai ngoài ngăn cách với tai giữa bằng màng nhĩ (màng nhĩ có nhiệm vụ bảo vệ tai giữa và tai trong để phần niêm mạc của tai giữa hoạt động trong môi trường kín, bảo vệ hệ thống xương tai tránh bị tổn thương). Tai giữa và tai trong được ngăn cách với nhau bởi lớp màng ở cửa sổ tròn rất dễ hấp thu các loại thuốc và là một trong những cơ chế ngộ độc tai trong gây điếc nặng không hồi phục.

    Viêm tai giữa có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi (hay gặp ở trẻ em dưới 5 tuổi). Viêm tai giữa xảy ra có thể do một loại vi khuẩn hoặc virut trong tai giữa. Nhiễm khuẩn này thường là kết quả của một căn bệnh: bệnh cúm, cảm lạnh hoặc dị ứng là nguyên nhân gây tắc nghẽn và sưng đường mũi, họng và ống Eustachian. Sự khởi đầu và triệu chứng của viêm tai giữa thường nhanh chóng

    2. Biểu hiện của bé bị viêm tai giữa

    Bé bị viêm tai giữa diễn ra “trong âm thầm” và không có bất kỳ dấu hiệu cụ thể nào “lộ ra”. Đôi khi các dấu hiệu chỉ tương tự như khi bé bị cảm lạnh với các triệu chứng như sốt, chảy nước mũi, quấy khóc hay biếng ăn. Trẻ có thể sẽ than phiền về việc bị đau nhức tai hoặc giảm thính giác. Còn đối với các bé nhỏ dưới 3 tuổi, đôi khi là trẻ sẽ khóc nhiều hơn và có hiện tượng kéo tai bị đau, đặc biệt là khi chúng được đặt nằm xuống.

    Khi bé bị viêm tai giữa, màng nhĩ có thể sẽ bị thủng ra và chảy dịch nhày.

    Viêm tai giữa ở trẻ tái diễn nhiều lần có thể dẫn đến hiện tượng “tai keo” (glue ear) – hiện tượng này chất lỏng dày, đặc như keo ở trong phần tai giữa. Tai keo có thể dẫn đến trạng thái mất thính lực ở nhiều cấp độ khác nhau, gây khó khăn rất nhiều trong sinh hoạt.

    3. Cách điều trị hiệu quả khi bé bị viêm tai giữa

    Theo các nghiên cứu mới đây, có tới 80% nhiễm trùng tai giữa sẽ không biến chứng và sẽ tự khỏi trong vòng từ 4ngày đến 7 ngày mà không cần phải sử dụng kháng sinh. Trường hợp trẻ cần cần điều trị kháng sinh, liệu trình sẽ được theo bác sĩ chỉ định . Nguyên tắc điều trị viêm tai giữa bao gồm điều trị chứng đau tai, chống nhiễm khuẩn bằng kháng sinh và sau đó theo dõi .

    – Giảm đau: Paracetamol hoặc ibuprofen là những loại thuốc giảm đau hiệu quả cho chứng viêm tai giữa .

    – Điều trị bằng Kháng sinh theo chỉ dẫn của bác sĩ

    Liệu trình kháng sinh được khuyến cáo sử dụng là 7 ngày. Tuy nhiên, tùy theo tình trạng bệnh viêm tai giữa, bác sĩ có thể yêu cầu kéo dài thời gian dùng kháng sinh lâu hơn. Bạn nên cho trẻ sử dụng thuốc đủ ngày chỉ định ,ngay cả khi bé đã cảm thấy dễ chịu hơn sau vài ngày điều trị. Việc này sẽ đảm bảo nhiễm trùng không quay trở lại. Trong trường hợp trẻ bị rách màng nhĩ, bác sĩ sẽ kê đơn thuốc nhỏ tai gồm kháng sinh và hydrocortisone, giúp ống tai của trẻ nhanh lành hơn .

    Việc cha mẹ cho trẻ thường xuyên sử dụng kháng sinh liều nặng hơn có thể khiến cho vi khuẩn gây viêm tai giữa ở trẻ kháng lại được các loại thuốc kháng sinh này, khiến cho những đợt viêm tai giữa tiếp theo rất khó điều trị. Để tránh hiện tượng này, các bác sĩ có thể bắt đầu bằng kháng sinh amoxicillin đơn thuần.

    4. Lời khuyên của bác sĩ khi bé bị viêm tai giữa

    Điều trị khi bé bị viêm tai giữa thường phức tạp và rất dễ tái phát nếu không được sử dụng đúng thuốc và điều trị đúng phác đồ. Do đó, để tránh các biến chứng có thể xảy ra, cần đưa bé đi khám đúng ở chuyên khoa tai – mũi – họng. Khi được kê đơn thuốc điều trị, cha mẹ cần tuân thủ cho bé liệu pháp điều trị cũng như liệu pháp theo dõi chặt chẽ mà bác sĩ đề ra.

    Trong quá trình sử dụng thuốc, cần theo dõi những bất thường có thể sẽ xảy ra, ví dụ như nổi ban đỏ, nổi mẩn, cảm thấy buồn nôn, nôn… (vì đây là những tác dụng phụ không mong muốn của thuốc điều trị) và thông báo cho bác sĩ điều trị cho trẻ .
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...