Disclaimer

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Khởi Nghiệp, 22/7/17.

  1. Disclaimer: bài viết chỉ thể hiện quan điểm cá nhân của tác giả. Người viết không đang làm việc hay có bất cứ lợi ích nào liên quan đến Vinasun, Grab, Uber.

    Cuộc chiến "đốt tiền" không cân sức: Vinasun - Uber - Grab

    Theo Bloomberg, tính đến thời điểm hiện nay Uber đã gọi vốn tổng cộng $12.9 tỷ usd và đã "đốt" ít nhất 8 tỷ usd. Số lượng tiền mặt hiện Uber còn là khoảng 6 tỷ usd (tính luôn hơn 2 tỷ credit từ ngân hàng cho phép sử dụng). Nếu mỗi năm uber "đốt" tiếp 2 tỷ usd thì củi cũng đủ dùng cho 3 năm. Chưa tính đến việc Uber có thể tiếp tục gọi vốn hoặc vay ngân hàng hoặc IPO.

    Ở một quy mô nhỏ hơn, tính luôn đợt PR vừa rồi Grab gọi dc thêm 2 tỷ usd thì tổng cộng đến nay Grab đã gọi vốn khoảng hơn $3 tỷ usd và đã "đốt" hết khoảng gần $1 tỷ usd. Lượng tiền mới sẽ cho phép Grab "đốt" tiếp trong 2-3 năm nữa, mỗi năm khoảng $500 - 700 triệu usd.

    Trên một bình diện khác, Vinasun hiện tại có lẽ là doanh nghiệp vận tải lớn nhất tại Việt Nam với doanh thu khoảng $200 triệu usd / năm. Vốn hóa (tổng giá trị doanh nghiệp) theo giá cổ phiếu hiện nay là $1,300 tỷ VND ~ $60 triệu usd.

    Nhiều người cho rằng, cuộc chiến giữa vinasun (và các hãng taxi nội địa khác tại VN) là cuộc chiến về công nghệ, sự đổi mới, đánh bại sự lạc hậu và trì trệ. Tôi nghĩ điều này có khía cạnh đúng nhưng hoàn toàn ko đầy đủ để phản ánh thực trạng.

    Vì sao người dùng vn thích và chọn đi Grab ? Một lý do khá phổ biến và dễ hiểu là Grab rẻ hơn taxi, thường xuyên có nhiều khuyến mãi, khách hàng đi được giá rẻ lại truyền miệng cho nhau.

    Vì sao tài xế thích lái grab và uber hơn lái Taxi ? Ngoài trừ các yếu tố như linh hoạt thời gian, tự làm chủ,... Đằng sau đó còn là một động cơ rất lớn là gia tăng thu nhập, được bù giá, thưởng tiền từ Grab, Uber.

    Nếu như tổng vốn hóa của Vinasun chỉ là $60 triệu usd, trong khi mỗi năm Uber có 2 tỷ, Grab có $500 triệu usd để đốt thì chỉ cần mỗi bạn đốt $10 triệu usd cho thị trường vn thì trong vòng 3 năm. Vốn hóa của Vinasun sẽ giảm nặng. Hoặc là phá sản hoặc phải bán cho ai muốn mua lại, nhiều khả năng là bán cho đối thủ hoặc doanh nghiệp nước ngoài. Trong hai khả năng thì bán được sẽ xem như là thành công, đỡ phải chết thảm.

    Lợi thế quan trọng của các doanh nghiệp toàn cầu là nguồn vốn vô cùng dồi dào. Câu chuyện Chương Dương và Cocacola 20 năm trước vẫn còn là câu chuyện rất điển hình.

    Liệu cạnh tranh có sử dụng phương pháp đốt tiền chiếm thị phần, tiêu diệt đối thủ bằng nguồn vốn thì có phải là một điều tốt cho thị trường ? Câu hỏi này, xin dành cho các cơ quan quản lý xem xét và có chính sách phù hợp.

    Đất nước chỉ mạnh và vững khi môi trường kinh doanh có nhiều doanh nghiệp nội địa mạnh, cạnh tranh được với các doanh nghiệp toàn cầu. Hiện tượng các doanh nghiệp nội địa rơi rụng và biến mất theo thời gian là hiện tượng mà các nhà quản lý nên nghiên cứu cẩn thận để có đối sách phù hợp.

    Lời kết: nếu như cạnh tranh sòng phẳng và bình đẳng, hãy để cơ chế thị trường quyết định. Nếu doanh nghiệp ngoại bước vào thị trường nội địa với phương pháp "lấy thịt đè người", đốt tiền tiêu diệt đối thủ thì cơ quan quản lý cần có sự giám sát và có chính sách điều chỉnh phù hợp. Câu chuyện này không đơn giản, nó lắt léo và phức tạp tương tự như hiện tượng "chuyển giá" cũng rất nổi tiếng và kinh điển trong chiến lược kinh doanh của các tập đoàn toàn cầu.

    "Đốt tiền" và "chuyển giá", liệu chúng ta đã đủ sự chuẩn bị để ứng phó với hai món "đặc sản" từ các đại gia toàn cầu ?

    Ps: bài này do mình viết. Có sử dụng dữ liệu của: Bloomberg, Techcrunch, CafeF.
     
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người