ĐI THÊM MỘT DẶM - Go the extra mile (*)

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi Y Dược, 12/6/17.

  1. Y Dược

    Y Dược Member

    Một nguyên tắc quan trọng để thành công trong mọi lãnh vực của cuộc sống và trong mọi nghề nghiệp là quyết tâm “ĐI THÊM MỘT DẶM”; điều này có nghĩa là phụng sự nhiều hơn và tốt hơn mức mà ta được trả lương để làm, và thực hiện điều đó với một THÁI ĐỘ TINH THẦN TÍCH CỰC.

    [​IMG]

    Tôi muốn chia sẻ về một trong những nguyên tắc thành công có sức mạnh và sức ảnh hưởng này.

    Chúng ta thử tưởng tượng, nếu chúng ta có một ai đó làm việc cho mình mà người đó luôn sẵn sàng làm việc nhiều hơn, tốt hơn mức được trả thì sao?

    Nếu chúng ta có một đứa Em, một người bạn, hay người thân, mỗi khi chúng ta nhờ việc, người ấy luôn làm tốt hơn mức được yêu cầu thì sao?

    Nếu chúng ta có một nhân viên, làm việc với một thái độ “Đi thêm một dặm” thì chúng ta sẽ đánh giá nhân viên ấy thế nào?

    Nếu chúng ta phục vụ khách hàng, nhiều hơn mức mà khách hàng mong đợi thì điều gì sẽ đến với doanh nghiệp của mình?

    Trong việc tạo dựng mối quan hệ thì sao? Nếu chúng ta giúp đỡ nhau, tạo dựng mối quan hệ với tinh thần cho đi và làm nhiều hơn mức mà người khác yêu cầu thì người khác sẽ đánh giá mình thế nào? Mối quan hệ ấy sẽ tốt thế nào?

    Đi thêm một dặm là một triết lý sống, một trong những nguyên tắc thành công bền vững. Với việc Đi thêm một dặm, bạn hoàn toàn có thể thành công theo cách của bạn.

    Cũng khó tìm được một trường hợp điển hình nào về thành công bền vững mà thiếu áp dụng nguyên lý này.

    Một người đi làm, từ sáng đến chiều, làm đúng 8 tiếng và về nhà, hẳn nhiên người đó sẽ luôn được trả lương vừa đúng với số công người đó đã bỏ ra để làm và không hơn.

    Nhưng nếu người ấy sẵn lòng làm thêm giờ, hoàn tất thêm công việc, suy nghĩ thêm, sáng kiến thêm giúp cho công việc được hiệu quả hơn thì người ấy sẽ thế nào?

    Một cô trợ lý có thể thăng tiến thần tốc, chỉ đơn giản bởi sau giờ làm ngồi gọt viết chì cho sếp, mong rằng khi sếp cần bút chì để viết thì có sẵn những đầu nhọn đã gọt sẵn để sáng tạo.

    Anh nhân viên mới vào thăng tiến sau 3-6 tháng lên leader, vì đã hiểu, tự nguyện giúp sếp thu thập thông tin thị trường tốt hơn về giá thịt heo tăng khi được giao cùng một công việc với người cũ.

    Một Anh nhân viên đặt phòng có thể trở thành Quản lý cấp cao của một khách sạn nổi tiếng trên thế giới, chỉ trong một lần đã nhường căn phòng duy nhất của chính mình cho vị khách vãng lai cần lúc nửa đêm

    Một cô nhân viên văn phòng, có thể lên vị trí quản lý cao hơn, chỉ đơn giản, suy nghĩ, làm và cung cấp cho sếp nhiều thông tin hơn mức được yêu cầu khi giúp Sếp sắp xếp đón một đoàn kiểm tra sản phẩm sắp đến nhà máy.


    Và có nhiều câu chuyện thăng tiến của nhiều Doanh nhân lớn có sức ảnh hưởng, thành công bền vững bằng cách áp dụng nguyên tắc trên.

    Tại sao “ĐI THÊM MỘT DẶM” lại có thể là một nguyên tắc và mang lại thành công?

    [​IMG]

    Nếu một người làm việc, hoạt động, tương tác trong một tư duy, tinh thần “ĐI THÊM MỘT DẶM” người ấy sẽ:

    -- Tích lũy thiện chí, thiện cảm, sự tin tưởng, lòng mến mộ, và làm cho người khác có nhu cầu có được mình.
    Vì bạn làm việc nhiều hơn mức được trả, bạn đã vô hình làm người khác vui lòng, và nảy sinh sự mến mộ bạn

    -- Đặt người khác vào chỗ phải biết ơn mình.
    Cái đoạn mà bạn làm thêm đó, không ai trả lương, nhưng một cách tinh tế bạn đã đặt người khác vào thế mang nợ nghĩa tình và phải biết ơn bạn.

    -- Làm việc với sáng kiến riêng, vì không ai bắt người ấy phải làm thêm
    Cái đoạn bạn đi thêm đó, phần lớn là tự nguyện, do đó bạn đang được làm việc thêm với sáng kiến riêng, bạn đang sáng tạo.

    -- Tâm hồn bình an và phấn chấn, vì chủ động, tích cực và ít so đo

    --Thu hút được cơ hội và việc trả bù sẽ đến gián tiếp.

    -- Đặt người chủ vào vị thế: Phải trả lẽ công bằng và lo sợ mất người đó.
    Nếu có một nhân viên tích cực như vậy, thử hỏi có ông chủ nào mà không lo mất con người đó không?

    -- Gây ảnh hưởng tích cực nhiều hơn với người khác.

    -- Không sợ thất nghiệp

    -- Làm chủ công việc, đồng lương và số phận

    Đã có ai áp dụng nguyên tắc trên trong công việc/đời sống như thế nào?

    Hãy chia sẻ câu chuyện đi thêm một dặm của mình đi?

    Nguyễn Văn Thức
    Giám đốc công ty quà tặng GIFTBRAND
    (*) Nguyên tắc này lần đầu được hệ thống hóa trong tác phẩm Master Key to Rich của Napoleon Hill

    Link bài viết:
    ĐI THÊM MỘT DẶM - Go the extra mile (*)
     

    Các file đính kèm:

    Last edited by a moderator: 12/6/17
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng

Chia sẻ SEO tới mọi người