ĐI ĐƯỜNG VÒNG ĐỂ NHANH HƠN

Thảo luận trong 'Quản trị - Khởi nghiệp' bắt đầu bởi tháng 10, 9/10/17.

  1. tháng 10

    tháng 10 Member

    Bài viết này nói về cách phát triển thị trường nội địa thông qua con đường xuất khẩu và đưa thêm một option vào bài toán chiến lược kinh doanh của doanh nghiệp khởi sự kinh doanh.
    Nếu bạn đang làm kế hoạch kinh doanh cho năm 2018, những yếu tố được đề cập trong bài viết này có thể giúp bạn có thêm lựa chọn cho kế hoạch phát triển sản xuất kinh doanh của mình.

    Thường thì doanh nghiệp bước ra kinh doanh sẽ chọn thị trường nội địa, là sân chơi mà mình quen thuộc, biết các ngóc ngách, và quan trọng nhất là hiểu rõ thị trường và hiểu rõ khách hàng. Sau đó khi vững rồi thì mới tính đường xuất khẩu. Hầu hết mọi doanh nghiệp đều như vậy, cả Việt Nam và thế giới.

    Tuy nhiên nhiều lúc chọn đường vòng - xuất khẩu làm trước, nội địa làm sau - sẽ có lợi hơn trong các trường hợp sau:

    - Trường hợp 1, phổ biến nhất: hàng của bạn là hàng mà Việt Nam có thế mạnh để xuất khẩu (hàng thủ công mỹ nghệ, nông sản, thủy hải sản, rau quả, cao su, khoáng sản...). Lúc này rõ ràng bạn nên bán hàng xuất khẩu vì bạn có lợi thế cạnh tranh trên thị trường thế giới, vì bạn là doanh nghiệp Việt.

    Các doanh nghiệp nước ngoài cũng biết điều này nên họ vào Việt Nam mở công ty để tận dụng lợi thế như bạn. Ví dụ như doanh nghiệp xuất khẩu hoa hàng đầu Việt Nam, và cũng lớn nhất Đông Nam Á ở Đà Lạt là do một doanh nhân người Hà Lan mở tại Đà Lạt để tận dụng lợi thế về khí hậu và thổ nhưỡng ở Đà Lạt.

    - Trường hợp 2: Bạn chọn phân khúc cao cấp trong ngành hàng. Do thị trường Việt Nam dành cho phân khúc này nhỏ nên bạn phải xuất khẩu sang những thị trường cao cấp. Sau đó dành một phần sản lượng bán ở Việt Nam. Các công ty may mặc và sản xuất đồ da cao cấp như da đà điểu, da cá sấu là ví dụ điển hình. Sản phẩm cao cấp như yến sào, đông trùng hạ thảo, các loại đông dược quý hiếm cũng thuộc nhóm này.

    - Trường hợp 3: Bạn có lợi thế ở thị trường nước ngoài: ngôn ngữ, người quen, quan hệ... thì cứ vậy mà bán thôi, đặc biệt là bán hàng xuất khẩu ở qui mô nhỏ, đặc sản. Có người sau đi xuất khẩu lao động ở Taiwan về, có người quen bên đó nhờ mua lá trầu từ Việt Nam để xuất. Cứ vậy phát triển công việc mua mua bán bán...

    - Trường hợp 4: Bạn kinh doanh SP phần mềm, SP kỹ thuật số, mobile app hay SP công nghệ. Thị trường Việt Nam xét trên diện rộng có xu hướng thích dùng free (kể cả khi biết SP free thì có tính năng và hiệu quả kém hơn SP có trả phí). Năm 2012, tôi làm mobile app "Guidebook for Facebook Marketing" bản tiếng Việt, tiếng Anh và cả tiếng... Nhật, bán trên chợ Apple Store cho người dùng iPhone. Kết quả là 90% doanh số đến từ app tiếng Anh, 9% từ app tiếng Nhật và chỉ khoảng 1% là từ app tiếng Việt, mà người mua lại là người Việt ở nước ngoài.

    [​IMG] Các lợi ích khi phát triển kinh doanh từ thị trường xuất khẩu

    1. Quy mô lớn - Làm lớn
    Các đơn hàng xuất khẩu thường lớn để giảm chi phí xuất khẩu (vận tải, thủ tục, giấy phép...) nên đã bán hàng xuất khẩu thì phải bán số lượng lớn.
    "Làm lớn", nếu bỏ qua các mặt khó khăn, thì mặt tích cực là nó đòi hỏi bạn tập trung hết nguồn lực cho business, một trong những yếu tố cốt lõi để thành công [​IMG]. Bán hàng nội địa với đơn hàng nhỏ nhỏ thì nhiều khi bạn bè rủ đi nhậu cũng sẵn sàng bỏ đơn hàng. Hoặc thấy người hơi ốm thì tự cho phép mình nghỉ. Bán hàng xuất khẩu mà rớt một lô hàng là bạn "ốm nặng" luôn [​IMG]

    2. Nâng tầm doanh nghiệp.
    Để bán dược hàng xuất khẩu, bạn phải "nâng tầm" về mọi mặt. Từ chất lượng, bao bì, mẫu mã cho đến bản thân chủ doanh nghiệp: phải giỏi hơn, làm việc hiệu quả hơn, quyết đoán hơn và nói chung là phải bản lãnh hơn về mọi mặt thì mới "chiến" được ở thị trường thế giới, nhất là khi bạn mang hộ chiếu Việt Nam. Nhiều đối tác cứ thấy doanh nghiệp Việt là nghĩ cách "đè", trong khi gặp người Nhật hay người Sing họ không vậy. Chúng ta hãy làm sao để mai mốt thấy doanh nhân Việt Nam là người ta kính nể và muốn hợp tác làm ăn ngay [​IMG]

    3. Bỏ qua cạnh tranh nội địa.
    Khi thị trường trong nước cạnh tranh gay gắt, ra nước ngoài là một bước đi khôn ngoan. Có khi ở trong nước, đối thủ cạnh tranh của bạn đang nổi như cồn thì ra nước ngoài, bạn với họ ngang bằng như nhau. Xóa cờ chơi lại [​IMG]

    4. Tận dụng các nguồn lực hỗ trợ của chính phủ.
    Nếu bạn kinh doanh trong nước, chính phủ đảm bảo cho bạn môi trường cạnh tranh công bằng (đa phần là vậy [​IMG] ), nhưng không hỗ trợ riêng ai. Còn khi bạn đi bán hàng xuất khẩu, chính phủ hỗ trợ bạn bằng nhiều cách (hỗ trợ chi phí đi XTTM, chi phí gian hàng, có các Bộ Ban Ngành di bán hàng giúp bạn). Năm 2016, Thủ tướng Nguyễn Tấn Dũng khi đó còn tiếp thị quả xoài Việt Nam ở Nhật Bản.

    5. Tận dụng thị trường mở trong một thế giới phẳng.
    Xu hướng ngày nay của thế giới là cắt giảm hàng rào thuế quan và mở cửa ngày càng nhiều. Thay vì nhắm vào thị trường nội địa 90 triệu dân, bạn có quyền bán vào thị trường 600 triệu dân của cộng đồng kinh tế ASEAN và lớn hơn nữa. Lúc này, bạn còn có thể hợp tác với các doanh nghiệp nước khác như Thailand, Taiwan, Japan... để cùng nhau bán hàng. Thị trường thế giới rất rộng lớn và chỉ cần bạn thực sự bỏ công đi tìm, thế nào cũng có đối tác sẵn sàng hợp tác với bạn.

    Vậy bạn hãy xem sản phẩm của mình có tận dụng dược các lợi thế trên không để tận dụng thị trường xuất khẩu, đi đường vòng mà về đích trước không nhé!

    Các bài sau tôi sẽ viết sâu hơn vào từng ngóc ngách của kinh doanh xuất khẩu. Nếu bạn đang định kinh doanh xuất khẩu thì hãy cùng trao đổi về mặt hàng cụ thể của bạn để các anh chị khác trong Group cùng chia sẻ kinh nghiệm.

    [​IMG] Thân ái!

    Nguyễn Thăng Long
    Export Marketing Trainer - Vinalink Academy
    Phó Ban XTTM-ĐT, CLB Quản trị và Khởi nghiệp
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...