Đọc Ngay Bài Này Sẽ “biết Tuốt” Về Bệnh Đau Dạ Dày Cấp Tính Và Mãn Tính

Thảo luận trong 'Bệnh Viện, Phòng Khám, Công Ty Dược Phẩm' bắt đầu bởi dthieu96, 7/9/17.

  1. dthieu96

    dthieu96 New Member

    Bạn mắc bệnh dạ dày đã vài năm nay, bạn đã “chinh chiến” khắp các khoa tiêu hóa, từ địa phương cho đến trung ương. Bạn hoạt động tích cực trong nhiều hội nhóm trên mạng… và bạn tự tin mình đã “biết tuốt” về căn bệnh này. Nhưng bạn có biết không, thực tế trên đời không có bệnh nào tên là ĐAU DẠ DÀY (hay đau bao tử như cách gọi của người miền Nam).

    1. Đau dạ dày, đau bao tử chỉ là triệu chứng, không phải bệnh
    Bạn vẫn thường nói với nhà thuốc cạnh nhà mỗi lần ra mua thuốc “Bán cho tôi một liều thuốc chữa đau dạ dày” phải không? Về nghĩa chính xác, đau dạ dày chỉ là một triệu chứng của bệnh thôi. Tên bệnh chính xác là viêm loét dạ dày tá tràng, tên dân gian là “đau dạ dày, đau bao tử”.
    Viêm loét dạ dày – tá tràng được chia thành 2 nhóm bệnh chính là viêm dạ dày và loét tiêu hóa (còn gọi là loét dạ dày – tá tràng). Theo tính chất cấp bách của các triệu chứng, bệnh được chia thành đau dạ dày cấp tính (thường có tính chất cấp bách, có thể kèm theo tình trạng xuất huyết niêm mạc hoặc loét dẫn tới chảy máu tiêu hóa) và đau dạ dày mãn tính (hiện tượng viêm niêm mạc dạ dày diễn ra từ từ và kéo dài, dai dẳng).

    2. Cách nào để tự nhận biết bệnh đau dạ dày?
    Đau thượng vị là triệu chứng chủ yếu trong bệnh đau dạ dày, nhưng cụ thể là viêm dạ dày hay loét tiêu hóa thì nhận diện chỉ qua triệu chứng là chưa đủ. Các kiến thức dưới đây chỉ mang tính chất gợi ý, bạn vẫn cần nội soi sớm. Nếu sợ nội soi thông thường, bạn có thể chọn nội soi gây mê.
    Đau thượng vị trong viêm dạ dày mãn tính thường là cơn đau âm ỉ, đau không có tính chất chu kỳ. Ngoài ra còn có đầy bụng, chậm tiêu, buồn nôn và nôn khan.
    Cơn đau trong loét dạ dày có tính chất chu kỳ trong năm, mỗi đợt đau kéo dài từ 1 đến 3 tuần với cùng thời điểm đau trong ngày – đau giảm sau khi ăn và tái phát lại sau ăn 2-4h giờ (nhưng vẫn có đến 2/3 số bệnh nhân loét tiêu hóa không đau theo kiểu điển hình này).

    3. Đau dạ dày dễ nhầm với bệnh gì?
    Đau dạ dày đương nhiên là dễ nhầm nhất với bệnh trào ngược dạ dày rồi, bởi 4 lý do sau:
    Cùng thuộc về bệnh lý của dạ dày.
    Có tỉ lệ mắc kèm trên cùng bệnh nhân cực cao. 70% bệnh nhân trào ngược cũng có mắc viêm dạ dày.
    Viêm loét dạ dày tá tràng có thể là nguyên nhân gây thêm bệnh trào ngược dạ dày.
    Giai đoạn trước năm 2000, nhiều triệu chứng của trào ngược dạ dày như ợ hơi, ợ nóng, buồn nôn, nôn được giới chuyên môn xếp vào nhóm triệu chứng của viêm loét dạ dày tá tràng (đau dạ dày).
    Với cả hai bệnh trào ngược dạ dày và đau dạ dày (viêm loét dạ dày tá tràng) người bệnh đều có thể thấy đau thượng vị. Khác biệt duy nhất là đau trong bệnh trào ngược dạ dày có tính di chuyển, đau lan từ dưới lên trên cổ theo sự trào ngược của dòng axit, còn đau trong bệnh viêm loét dạ dày tá tràng, vị trí đau khá cố định. Tuy nhiên sự khác biệt này không phải bệnh nhân nào cũng nhạy cảm để nhận ra. Cách chắc chắn nhất vẫn là tiến hành khám nội soi thực quản và dạ dày. Biết đâu bạn đang bị đau thượng vị bởi cả hai bệnh đồng thời. Sự phân biệt là cần thiết nếu bạn muốn điều trị khỏi.

    4. Nguyên nhân của bệnh đau dạ dày là gì?
    Nguyên nhân trực tiếp gây ra bệnh đau dạ dày, viêm hoặc loét dạ dày tá tràng là do sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công là axit dạ dày và yếu tố bảo vệ là chất nhầy trên niêm mạc dạ dày. Axit dư thừa sẽ ăn mòn niêm mạc gây viêm, loét và cảm giác đau, nóng, rát.
    Có rất nhiều nguyên nhân gây sự mất cân bằng giữa yếu tố tấn công và yếu tố bảo vệ, trong đó đóng góp chủ yếu là từ việc:
    Nhiễm vi khuẩn Helicobacter pylori (H.P)
    Thường xuyên căng thẳng, suy nghĩ tiêu cực, thức khuya nhiều, có thói quen ăn uống không khoa học (sử dụng đồ ăn quá nóng/lạnh/cay/chua, thường xuyên nhịn đói hoặc ăn quá no, ăn quá nhanh, ăn vặt, ăn không đúng bữa, vận động mạnh sau khi ăn, đi ngủ ngay sau khi ăn …)
    Hút thuốc lá, sử dụng rượu bia, chất kích thích;
    Lạm dụng các loại thuốc giảm đau, kháng sinh, kháng viêm…

    Điều đáng ngại là các nguyên nhân này có thể xuất hiện đồng thời trên cùng một bệnh nhân khiến việc điều trị cần thời gian dài.
    5. Bệnh đau dạ dày có lây không?
    Câu trả lời là có thể! Khi mà bạn bị viêm dạ dày, loét tiêu hóa do có nhiễm HP. HP là một vi khuẩn dễ dàng lây từ người này sang người khác qua đường nước bọt khi dùng chung đồ vệ sinh cá nhân, chung nước chấm, canh, đồ ăn thức uống, hôn hay mớm thức ăn…
    Không chỉ vậy, viêm loét dạ dày tá tràng đã được công nhận có liên quan đến GEN. Bạn sẽ có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường nếu trong gia đình có người từng bị viêm loét dạ dày tá tràng.

    6. Đau dạ dày có thể gây ra những hệ lụy gì?
    Biến chứng có thể kể ra của bệnh đau dạ dày thì rất nhiều:
    Thủng dạ dày, xuất huyết tiêu hóa. Biến chứng này xảy ra ở 10% -20% người bị loét dạ dày – tá tràng.
    Teo niêm mạc dạ dày, chuyển sản ruột dẫn tới dị sản và ung thư dạ dày ở người viêm dạ dày mãn tính.
    Mỗi năm trên thế giới có thêm 870.000 người mắc mới và 650.000 người chết vì căn bệnh ung thư dạ dày. Ung thư dạ dày là loại ung thư phổ biến thứ 2 ở Việt Nam, chỉ sau ung thư phổi ở nam giới và ung thư vú ở phụ nữ.
    Và không thể không kể tới những khó chịu hàng ngày mà người bệnh phải chịu do căn bệnh đau dạ dày. Có một tổng kết vui của giới chuyên môn rằng, bác sĩ lâu năm trong nghề thì chỉ cần nhìn mặt là biết bệnh nhân có đau dạ dày hay không. Những đau đớn, khó chịu trong dạ dày, các cơn đau rát, đau quặn hay đau âm ỉ, như những con sâu gặm nhấm tinh thần và sức khỏe người bệnh. Người đau dạ dày trở nên khó tính, hay cáu gắt, dễ bực mình âu cũng một phần vì đau quá mà ra.

    7. Cách nào để điều trị bệnh đau dạ dày?
    Vì đau dạ dày là triệu chứng của bệnh viêm hoặc loét dạ dày – tá tràng nên khi điều trị khỏi những căn bệnh này triệu chứng đau dạ dày sẽ hết. Các bác sĩ sẽ kê thuốc diệt vi khuẩn HP nếu bạn bị nhiễm loại khuẩn này với mục tiêu ngăn chặn nguy cơ ung thư hóa. Để giúp bạn giảm nhanh cơn đau bác sĩ sẽ cho bạn dùng các thuốc ức chế tiết axit và thuốc bao vết viêm loét. Cuối cùng bạn sẽ ra về kèm theo lời dặn dò của bác sĩ là kiêng bia rượu, thuốc lá, ăn uống điều độ hơn và tái khám để bác sĩ nội soi xem đã hết viêm hoặc loét chưa. Lưu ý với bạn là chỉ nên dùng đúng liều bác sĩ đã kê. Không được tự ý tăng liều hoặc tự mua thuốc tân dược về uống vì bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ, như thuốc ức chế tiết axit dùng lâu có thể gây loãng xương, viêm phổi và viêm đại tràng.
    Một phương pháp khác cũng cho hiệu quả giảm đau dạ dày tốt là sử dụng sản phẩm Tuệ Đức Hoàn Nguyên Vị HP. Cũng giúp trung hòa axit dư thừa, đồng thời Hoàn Nguyên Vị HP lại có thêm cơ chế dịu thần kinh, cân bằng tiết axit nên không gây giảm tiết axit quá mức và tác dụng phụ đầy bụng, chán ăn. Hơn nữa ngay trong công thức cũng được bổ sung các thành phần thảo dược giúp phục hồi nhanh các vết viêm dạ dày nên giải quyết được tận gốc cơn đau dạ dày. Chỉ sau 5 ngày, 70% người bệnh đã giảm cơn đau dạ dày, sau 20 ngày, 90% người bệnh đã thầy hết cơn đau dạ dày.
     
    Tags:
    danh sách diễn đàn rao vặt gov chất lượng
Đang tải...