Định luật “ Thôi miên” theo tôi suốt một thời khi còn ngồi ghế nhà trường. Sách mà tôi tiếp cận hàng ngày chính là sách giáo khoa. Gần gũi hơn chút là những quyển Mực Tím. Mỗi khi đến tiết Văn Học hay đọc một tác phẩm văn học là y như rằng những con chữ cứ bay bay nhảy nhảy làm hoa cả mắt, tiếp theo đó là cơn ngáp kéo dài nhưng lên cơn nghiện. Vâng, đó là điều làm tôi ghét đọc sách. Những chương trình truyền hình như “ Vòng quanh thế giới” hay “ Những điều kỳ thú” thu hút tôi rất nhiều bởi hình ảnh sinh động. Hay chất giọng truyền cảm từ chương trình “ Đọc truyện đêm khuya” của đài tiếng nói Việt Nam với nhiều tác phẩm văn học trong và ngoài nước . Có lần, tôi bị hấp dẫn bởi một tác phẩm mà mình đã từng cho là nhàm chán khi học ở trướng. Mong chờ để đến giờ để được nghe tiếp câu chuyện còn đang dang dỡ đêm trước. Tôi nhận ra rằng văn học hay đọc sách không hề nhàm chán nhưng tôi từng nghĩ. Nó mang lại rất nhiều kiến thức bổ ích, đôi khi giúp ta định hướng xóa bỏ những suy nghĩ tiêu cực. Có lẽ, cách tiếp cận ban đầu của tôi chưa đúng và cách đọc cũng sai bét. Tôi bắt đầu đọc nhiều hơn những bản tin nhỏ và tìm mua những quyển sách về các vấn đề hay chuyên mục mình yêu thích nhằm tăng khả năng “đọc”. Sau này, nhờ vào cuốn sách “ Đọc sách như một nghệ thuật – How to read a book” của hai tác Mortimer J.Adler và Charles Van Doren cũng giúp tôi khá nhiều trong công việc. Những thể loại sách khác nhau cũng sẽ có những cách đọc khác nhau. Giá như, khi còn ngồi ở mái trường được chỉ cách tìm cảm hứng khi “đọc” và được dạy “cách đọc”. Tôi đã không tốn nhiều thời gian vào việc “ghét đọc sách”.