Trong bài này tôi sẽ giúp bạn phân rã những con số đó ra và đưa xuống các bộ phận, từ đó biến mục tiêu thành kết quả thực tế. Chúng ta dựa vào công thức đơn giản ở bài trước : Doanh số năm = Số khách hàng trong năm x Số lần mua trong năm x Trung bình mỗi giao dịch Nếu mỗi con số tăng 10% - 15% là bạn có thể tăng 30% - 50% năm sau rồi. I. Số khách hàng mới trong năm có bao nhiêu nguồn ? 1. Bộ phận sale và marketing chạy mang về. 2. Khách hàng giới thiệu. - Để tăng số khách hàng lên 10%, ngoài việc tăng chi phí marketing, bạn có thể nghĩ tới việc tối ưu chi phí marketing cho 1 khách hàng, tăng tỷ lệ chốt sale của bộ phận tư vấn và tăng tỷ lệ giới thiệu. - Ví dụ năm 2017, tính bình quân ra tôi tốn 1.000.000đ tiền quảng cáo để có 1 khách hàng mua hàng lần đầu. Vậy mục tiêu 2018 là làm sao giảm từ 1.000.000đ còn 900.000đ để có 1 khách hàng? Bộ phận marketing sẽ chịu trách nhiệm việc này. - Ví dụ năm 2017, tỷ lệ chốt sale là 30%, làm sao tăng lên 33% năm 2018? Cải thiện kịch bản tư vấn bán hàng và quy trình bán hàng như thế nào? Bộ phận sale chịu trách nhiệm việc này. - Ví dụ năm 2017, cứ 100 khách hàng sử dụng thì họ giới thiệu thêm 15 người (tỷ lệ 15%), vậy 2018 làm sao tăng từ 15% lên 17%? Bộ phận chăm sóc khách hàng sẽ làm sao để khách hàng sử dụng sản phẩm có hiệu quả hơn, hài lòng hơn, và chủ động mời họ giới thiệu. Đồng thời cải tiến chính sách giới thiệu để có lợi cho bạn khách hàng và cả khách hàng. II. Số lần mua trong năm, phụ thuộc vào điều gì? 1. Sử dụng sản phẩm hiệu quả, hài lòng nên mua tiếp => đặt KPI độ hài lòng 70% và mua lại 30% cho bộ phận chăm sóc khách hàng. Tương tự cho việc tối ưu sản phẩm phù hợp sát khách hàng hơn. 2. Có thêm sản phẩm mới phù hợp đối tượng khách hàng đang tiếp cận, liên quan hoặc tương hỗ với sản phẩm họ đã mua. Hoặc sản phẩm mới dành cho phân khúc ngách trong đối tượng đang tiếp cận. Đặt mục tiêu cho bộ phận Nghiên cứu và bộ phận Sản xuất phải tạo ra sản phẩm mới. III. Giá trị trung bình mỗi giao dịch, làm sao tối ưu ? 1. Nâng cấp sản phẩm, tăng thêm giá trị cho khách hàng, từ đó tăng nhẹ giá bán 5% - 10% => đặt mục tiêu cho bộ phận sản xuất. 2. Đóng gói combo, không chỉ bán sản phẩm lẻ mà có thể bán tập sản phẩm, gói dịch vụ. Sẽ có người mua lẻ có người mua combo, bình quân ra giá trị trên mỗi giao dịch đã tăng. Đặt mục tiêu cho bộ phận tư vấn bán hàng. Tóm lại, dựa vào ví dụ và ý tưởng ở trên, bạn hãy đặt mục tiêu bắt buộc tất cả bộ phận, tất cả nhân viên bạn phải phát triển (1 chút cũng được) hơn so với 2017. Hãy xem ví dụ: nếu mỗi ngày bạn phát triển 1 chút: 1.01 ^ 365 = 37.8 Còn nếu mỗi ngày lầy đi 1 chút: 0.99 ^ 365 = 0.025 Bạn muốn công ty mình phát triển liên tục chứ? Hãy đảm bảo mỗi con người, mỗi bộ phận công ty mình phát triển, đồng bộ. Và để làm tốt được các vấn đề trên, bắt đầu từ đâu? Vấn đề cốt lõi quan trọng trong chiến lược là gì ? Làm sao phát triển công việc kinh doanh một cách bài bản để đi xa được? Hãy like và comment cho tôi nếu bạn muốn biết nhé (có nhiều người quan tâm sẽ tiếp thêm động lực viết ạ ) . Xin cảm ơn! Nguyễn Minh Đức. CEO IM Group.